MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải thung lũng Silicon, Trung Quốc là nơi bạn cần đến nếu muốn đánh giá tương lai của fintech

22-08-2018 - 12:50 PM | Tài chính quốc tế

Một thanh niên người Pháp nói trong một clip được lan truyền ở Trung Quốc: "Khi rời Trung Quốc, tôi cảm giác như mình đang quay ngược lại 10 năm trước… Sao Tencent không khởi động WeChat Pay ở đây?"

Các ứng dụng thanh toán trên điện thoại như Wechat và Alipay đang dần thay đổi cuộc sống thường ngày của người Trung Quốc.

Thẻ tín dụng kích cầu tiêu dùng

Sự phát triển của thương mại điện tử tạo điều kiện cho các gói vay phục vụ chi tiêu trở nên tiện lợi hơn: các nhà bán lẻ như JD.com chấp nhận thanh toán bằng trả góp chỉ với vài thao tác trên màn hình.

Lexin vẫn tiếp tục theo đuổi đối tượng khách hàng mà họ đã nhắm tới, những người được miêu tả là tầng lớp trẻ có học thức, khi nhu cầu của họ ngày một nhiều hơn. Hiện giờ, ứng dụng này được kì vọng sẽ mở rộng sang dịch vụ du lịch và các sản phẩm chăm sóc trẻ em khi các khách hàng thế hệ trẻ của họ đang dần trưởng thành. Cơ sở người dùng đang mở rộng chóng mặt, đạt 8,2 triệu vào tháng Tư, tăng 64% chỉ sau một năm. Chỉ mất vài giây để các thuật toán của Lexin chấp nhận một thẻ tín dụng mới.

Không phải thung lũng Silicon, Trung Quốc là nơi bạn cần đến nếu muốn đánh giá tương lai của fintech - Ảnh 1.

Yuanxi Li sử dụng điện thoại để mua hàng © Aurelien Foucault/FT

Huabei, có nghĩa là "chỉ cần tiêu", dịch vụ tín dụng tích hợp các nền tảng thương mại điện tử của Alibaba, hứa hẹn "dù không có tiền trong tài khoản, bạn vẫn có thể mua không giới hạn". Dịch vụ này cho phép bạn vay từ 500-50.000 NDT có thời hạn trả góp trong một năm. Giống như Lexin, Huabei nhận thấy nhóm người dùng trẻ tuổi nhất có xu hướng mua các món hàng nho nhỏ bằng thẻ tín dụng thường xuyên hơn, mặc định rằng trả góp là một cách để quản lí chi tiêu, hơn là để chi cho các khoản mua sắm lớn.

Chính phủ Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự phát triển chóng mặt của thẻ tín dụng. Các nhà hoạch định chính sách cũng như các công ty đang hạn chế các khoản vay cơ hội và các gói cho vay lãi suất cao. Các nhà lập pháp cũng lo ngại rằng giới trẻ sẽ trở thành con mồi của những đối tượng cho vay với mục đích xấu, năm ngoái đã cấm các công ty lừa đảo quảng cáo ở các trường đại học với những biển hiệu như "cho vay khởi nghiệp", "cho vay thực tập" và "cho vay tìm việc".

Liu Di, một giáo viên âm nhạc 30 tuổi, cho biết: "Sử dụng gói vay trực tuyến đơn giản và cực kỳ nhanh." Cô này chuộng các khoản vay trả góp trực tuyến hơn là thẻ tín dụng, hình thức mà cô cho là tốn kém và bất tiện hơn. Nhưng cô cũng cảnh báo: "Những thứ này có thể khiến bạn bị phụ thuộc vì tiền chảy vào tài khoản quá dễ dàng."

Tương tự, đầu tư cũng được đơn giản hóa bằng cách gói gọn trong các ứng dụng Alipay và Tencent: chỉ với vài thao tác, người dùng có thể chuyền số dư từ tài khoản "ví điện tử" (mobile wallet) thành khoản đầu tư có kì hạn. Nhờ đó, Ant Financial’s Yu’E Bao, nghĩa là "báu vật còn sót lại", trở thành quỹ thị trường tiền tệ lớn nhất thế giới chỉ sau bốn năm đi vào hoạt động.

Liệu mô hình này có thích hợp với những thị trường khác?

Sự cải tiến vượt bậc của fintech ở Trung Quốc đồng nghĩa với việc các khách hàng, nhà đầu tư và những nhà khởi nghiệp đang đòi hỏi những ứng dụng cho phép họ sử dụng kể cả ở nước ngoài. Một thanh niên người Pháp nói trong một clip được lan truyền ở Trung Quốc: "Khi rời Trung Quốc, tôi cảm giác như mình đang quay ngược lại 10 năm trước… Sao Tencent không khởi động WeChat Pay ở đây?"

Đầu năm nay, GĐĐH Tencent, Pony Ma, đáp lại clip này, cho biết "rất khó" để đưa thanh toán trên điện thoại ra nước ngoài. Ông cho biết: "Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều thị trường và nhận thấy Trung Quốc đang thật sự đi trước thời đại trong lĩnh vực này."

Tencent và Ant Financial đang mở rộng ra nước ngoài bằng cách tập trung vào lượng tăng trưởng khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài, và đang cân nhắc làm thế nào để phục vụ khách du lịch địa phương một cách tốt nhất.

WeChat Pay đang bắt đầu mở rộng thị trường với các đối tác là những trung tâm thương mại ở Paris và Hokkaido, Nhật Bản. Công ty đã xin giấy phép trở thành trung gian thanh toán ở Malaysia "nhưng khi có được giấy phép, chúng tôi nhận thấy những thiếu hụt cơ bản trong cơ sở hạ tầng," ông Ma cho biết. Ant Financial và Tencent đã mất nhiều năm để xây dựng mạng lưới liên kết với hàng trăm ngân hàng Trung Quốc nhằm biến các dịch vụ của họ thành hiện thực.

Không phải thung lũng Silicon, Trung Quốc là nơi bạn cần đến nếu muốn đánh giá tương lai của fintech - Ảnh 2.

Alipay của Ant Financial vừa kí thỏa thuận với First Data, một công ty về cơ sở hạ tầng thanh toán của Hoa Kỳ. Họ sẽ cùng nhau lắp đặt các thiết bị Alipay ở cửa hàng của một số nhà bán lẻ Mỹ, bước đầu hướng tới đối tượng là khách du lịch Trung Quốc nhưng hi vọng sẽ thu hút cả người dân địa phương. Tuy nhiên, đầu năm nay tham vọng của Ant đã bị vùi dập do lệnh cấm của chính phủ Hoa Kỳ trong việc tiếp cận MoneyGram, hình thức thanh toán của công ty, ở các lĩnh vực an ninh quốc gia. Ant gặt hái được kết quả tích cực ở một thị trường khác: cùng với Alibaba, Ant trở thành cổ đông chính của tập đoàn fintech Ấn Độ, Paytm.

Christophe Uzureau, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu của Gartner, một công ty nghiên cứu thị trường, cho biết: "Thị trường Trung Quốc hoàn toàn khác biệt so với các nước khác. Ở hầu hết các nước, khách hàng tin tưởng ngân hàng hơn là những nhà cung cấp khác." Nhưng điều này không đúng với Trung Quốc, "Alipay và WeChat là những thương hiệu có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ." Sự đe dọa từ các công ty fintech đại lục đã lan sang Hong Kong. Những ngân hàng lớn như HSBC đang lo ngại về khả năng sụt giảm khách hàng; Alipay hiện đã có hơn 1 triệu người dùng ở thị trường Hong Kong.

Cliff Sheng, giám đốc dịch vụ tài chính ở Trung Quốc của Oliver Wyman, công ty tư vấn quản lí, cho biết, mặc dù gặp phải khó khăn trong việc đưa hệ thống thanh toán trên điện thoại ra nước ngoài, fintech của Trung Quốc vẫn là mô hình hấp dẫn với các doanh nghiệp nước ngoài. "Ý tưởng về fintech bắt nguồn từ Trung Quốc có khả năng bị phương Tây sao chép, ví dụ như bảo hiểm chậm chuyến bay và bảo hiểm tự động hoàn trả phí vận chuyển. Trung Quốc đang dần trở thành cái nôi của các ý tưởng cải cách — những hệ thống có hàng triệu khách hàng và giao dịch, họ có thể trải nghiệm và tạo ra những sản phẩm mới phục vụ nhu cầu khách hàng."

Các nhà lãnh đạo của những ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ đang theo dõi sát sao lĩnh vực này. Trước đây, khi muốn đánh giá tương lai của ngành công nghiệp này, họ chỉ cần đến Thung lũng Silicon. Giờ đây, họ chuyển sang đến Trung Quốc.

Sau chuyến công tác gần đây đến Trung Quốc, GĐĐH Royal Bank of Canada, Dave McKay, đã bắt tay vào đại tu hệ thống khai thác khách hàng của nhà cho vay lớn nhất Canada. Với mục tiêu bắt chước Alibaba và Tencent để trở thành một "platform", cung cấp thêm các dịch vụ như tư vấn vị trí mua nhà hay tư vấn kiểm toán cho những người muốn khởi nghiệp.

Cuộc cải cách ở Trung Quốc đặt ra một câu hỏi lớn chưa có lời giải. Các cơ quan kiểm soát dữ liệu trên khắp thế giới sẽ phản ứng thế nào trước sự phát triển của các công ty fintech, như cách họ đã làm ở Trung Quốc, kiểm soát từng quyết định giao dịch của mỗi cá nhân?

Đó cũng là một vấn đề với các khách hàng. Cô Cai cho biết dù rất băn khoăn về tính bảo mật, thật khó để từ bỏ sự thuận tiện của thanh toán trên điện thoại: "Thử tưởng tượng có bao nhiêu người Trung Quốc thanh toán mua hàng, các bữa ăn hàng ngày, dịch vụ giải trí bằng điện thoại, qui mô tổng hợp dữ liệu đã vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta."

Nhưng cô cũng khá thận trọng về vấn đề liệu cuộc cách mạng này sẽ đi đến đâu: "Dù chúng ta đang tạo ra một xã hội trong tương lai hay một cái lồng cho chính mình, tôi chẳng thể nói trước được điều gì."

Minh Trang

FT

Trở lên trên