Không phải xe sang, đây mới là món đồ được các doanh nhân đầu tư không tiếc tay
Trong những năm gần đây ở Trung Quốc, sự giàu có của một người được định giá bằng những thương hiệu đồng hồ xa xỉ.
- 02-09-2022Áp dụng thử thách '1 tháng không mua gì', tôi học được cách chi tiêu khôn ngoan hơn
- 02-09-2022Lúa Tây Bắc chín rồi, ghim ngay địa điểm leo núi đẹp nhất để không trễ hẹn mùa vàng năm nay
- 02-09-2022Người giàu có hay không chỉ cần nhìn 4 điều này là biết ngay!
Đồng hồ xa xỉ là một trong những thú chơi mới của giới trẻ Trung Quốc. Trong nhiều thập kỷ, đồng hồ cao cấp gắn liền với các doanh nhân ở độ tuổi trung niên.
Tuy nhiên kể từ năm 2021, đối tượng "chơi" đồng hồ đã có nhiều thay đổi. Thị trường đồng hồ xa xỉ đã được thúc đẩy bởi phụ nữ và người tiêu dùng trẻ tuổi. Năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ với tổng trị giá 2,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm trước đó. Con số này khiến Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu đồng hồ Thụy Sĩ hàng đầu.
Một số công ty lớn, bao gồm Cartier, Jaeger-Lecoultre, IWC và Hublot, đã tăng cường hoạt động tiếp thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ người tiêu dùng Trung Quốc.
Một câu nói quen thuộc trong giới thượng lưu của Trung Quốc là "người thường chơi xe sang, đại gia chơi đồng hồ". Quan niệm này đã phản xu hướng đồng hồ trở thành biểu tượng của sự giàu có tại quốc gia này.
Các nhà biên kịch phim và phim truyền hình cũng coi đồng hồ xa xỉ là biểu tượng của sự sành điệu và địa vị xã hội cao. Trong bộ phim truyền hình My Best Friend's Story, nhân vật do Nghê Ni thủ vai nhận được một cặp đồng hồ sang trọng từ Jaeger-LeCoultre như một món quà cưới từ người yêu cũ.
Tương tự như vậy, trong bộ phim truyền hình nổi tiếng năm 2020, Nothing But Thirty, Cố Giai, một người phụ nữ siêng năng quyết tâm leo lên để có địa vị trong xã hội, đeo chiếc Jaeger-LeCoultre trị giá 27.500 USD. Chiếc đồng hồ tượng trưng cho thái độ sống thực tế về đầy khát vọng của cô gái trẻ.
Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, người tiêu dùng Trung Quốc dần hình thành quan niệm rằng sự xa xỉ dành cho giới thượng lưu được phản ánh trong những chiếc đồng hồ đặc biệt. Kiến thức về đồng hồ xa xỉ được coi là một minh chứng cho những người có địa vị và đẳng cấp.
So với những biểu tượng xa xỉ như chiếc túi cổ điển của Louis Vuitton hay thắt lưng có logo của Gucci, đồng hồ được coi là một khoản đầu tư giúp nâng cấp tủ đồ cá nhân của người tiêu dùng Trung Quốc. Những chiếc đồng hồ sang trọng, quý hiếm được chế tác đẹp mắt mang tính biểu tượng giúp người đeo nâng tầm thương hiệu cá nhân.
Một người có tầm ảnh hưởng trong giới "chơi" đồng hồ Miki Lin cho biết thay đổi nhận thức về nữ quyền ở Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đồng hồ đối với người tiêu dùng trẻ tuổi. Cô nói: "Có rất nhiều điểm chung ở những phụ nữ đam mê đồng hồ. Phần lớn họ là những người độc lập về tài chính và trí tuệ, và là những người sành sỏi khi mua sắm hàng hóa xa xỉ".
Thị trường second-hand ngày càng nhộn nhịp
Giống như nhiều sản phẩm xa xỉ khác, thế giới đồng hồ cũng đang thích ứng với sự phổ biến của việc sở hữu trước. So với các mặt hàng thời trang xa xỉ theo xu hướng, tính chất bền vững và vượt thời gian của đồng hồ khiến chúng trở nên đặc biệt hấp dẫn.
Cùng với sự phát triển của các thị trường đồng hồ toàn cầu như Chrono24 và Watchbox trong thập kỷ qua, những người chơi hạng A trong ngành cũng đã tham gia cuộc đua sở hữu trước. Richemont, tập đoàn xa xỉ Thụy Sĩ với danh mục thương hiệu bao gồm Cartier, Vacheron Constantin và IWC, đã mua lại nền tảng Watchfinder vào năm 2018 như một động thái để khai thác thị trường sở hữu trước.
Nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ Richard Mille đã chỉ định nhà bán lẻ Ninety làm kênh độc quyền để mua những chiếc đồng hồ đã được chứng nhận của mình, trong khi Audemars Piguet đang hướng tới một mẫu đồng hồ thân thiện với người bán lại bằng cách cho phép khách hàng giao dịch các mẫu cũ trong cửa hàng.
Sự tham gia của một số thương hiệu đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới đã đóng vai trò như một bằng chứng cho sự phát triển của "nền kinh tế" đồng hồ xa xỉ.
Năm 2019, Serge Maillard, đồng Giám đốc tạp chí đồng hồ Europa Star, cho biết: "Đồng hồ cũ đang nhanh chóng trở nên phổ biến ở châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng chúng vẫn chưa đến được Trung Quốc".
Lý giải sự thay đổi của thị trường đồng hồ xa xỉ
Vào đầu những năm 2000, khi người tiêu dùng đồng hồ xa xỉ của Trung Quốc chủ yếu là doanh nhân siêu giàu, các thương hiệu xa xỉ thì phần lớn trong số họ sẽ thích sở hữu một hoặc hai chiếc Rolex càng mới càng tốt.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, thái độ của người tiêu dùng bắt đầu thay đổi. Một thế hệ mới với những người đam mê đồng hồ trẻ đã sẵn sàng chi tiền cho những chiếc đồng hồ cũ.
Đối với người tiêu dùng, việc mua lại một chiếc đồng hồ xa xỉ second-hand không hề đơn giản. Nó đòi hỏi không chỉ khả năng kinh tế mà còn có kiến thức chuyên sâu. Một người mua đồng hồ đã qua sử dụng không chỉ cần đánh giá danh tiếng của thương hiệu mà còn cả tính xác thực và giá trị bán lại của nó.
Blogger đồng hồ Miki Lin giải thích: "Đồng hồ đã qua sử dụng không nhất thiết phải là đồ cổ. Để một chiếc đồng hồ được phân loại là đồ cổ, nó phải có một di sản nhất định và phải là những mẫu đã sản xuất từ lâu".
Đối với một số "thợ săn" đồng hồ, điểm hấp dẫn nhất là giá trị của những sản phẩm này sẽ không ngừng tăng lên. Lin cho biết: "Phần lớn những người tìm kiếm đồng hồ đã qua sử dụng là bởi chúng có thể lên giá trong tương lai. Mặt khác, những người thích đồng hồ cổ thường không ngại chi tiền để sở hữu những mẫu đồng hồ cũ vì số lượng có hạn".
Theo Watcheco, một nền tảng đồng hồ lớn của Trung Quốc, tổng số giao dịch trên trang web đã tăng gấp 6 lần vào năm 2020. "Dữ liệu cho thấy nền tảng của chúng tôi đang thu hút nhiều người dùng hơn", Yanice Guo, người phát ngôn của Watcheco cho biết.
Nguồn: Vogue Business