Khủng hoảng lạm phát đã "ghé thăm" quốc gia đông dân thứ 2 thế giới: Một quả chanh cũng thành hàng xa xỉ, mớ rau xanh không ai dám mua
Nhiều nước trên thế giới đang phải gánh chịu cuộc khủng hoảng lạm phát trầm trọng chưa từng thấy.
- 17-04-2022Cơn sốt đất ở quốc gia 22 triệu dân ngay trước thời điểm vỡ nợ: Người dân lũ lượt đầu cơ bất động sản chờ bán cho khách ngoại
- 17-04-202210 sự thật đáng kinh ngạc về Ai Cập cổ đại: Tư tưởng tiến bộ bậc nhất thế giới, điều cuối cùng 90% đều hiểu sai nghiêm trọng
- 17-04-2022Kinh tế Mỹ tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa: Hàng triệu lao động từ chối đi làm
Thế giới hiện đang phải đối mặt với đợt lạm phát đáng báo động khi giá thực phẩm và năng lượng đồng loạt tăng cao ở các nước châu Á. Điều này trái ngược hoàn toàn với tình hình vài tháng trước khi các chuyên gia cho rằng khu vực này có thể tránh khỏi cơn sốt giá đang bao trùm Hoa Kỳ và châu Âu.
Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, cũng đang phải trải qua thời gian khó khăn khi lạm phát tác động đến giá lương thực và năng lượng. Dữ liệu của chính phủ cho thấy các mặt hàng bán lẻ tại đây đã tăng lên 6,95% trong tháng 3, báo hiệu tương lai giá cả thị trường thực phẩm cũng leo thang. Lạm phát đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho ra 6,07% trong tháng 2 và nhiều chuyên gia dự đoán con số này đã tăng lên 6,35% trong tháng 3 vừa rồi.
Giá chanh và các loại rau củ đồng loạt leo thang.
Cụ thể, giá rau củ tăng hơn 11,64%, giá thịt và cá tăng 9,63% so với tháng 2. Nhiều nơi còn báo cáo về tình trạng giá chanh tăng vượt mức. Riêng tại thủ đô Ấn Độ, giá chanh được bán từ 300 - 350 Rs/kg (90.000 - 100.000 VNĐ/1kg) và giá bán buôn ở Gujarat thì rơi vào khoảng 300 Rs/kg (90.000 VNĐ/1kg).
Giá chanh cũng tăng mạnh ở Hyderabad khi các khu vực sản xuất chanh chủ yếu nằm ở Gujarat, Maharashtra và Andhra Pradesh ghi nhận đợt nắng nóng kỷ lục đã làm hỏng vụ mùa hè vừa rồi.
Dnyaneshwar Uttam Sante sở hữu một quầy bán rau củ ở ngoại ô Mumbai, cũng ngán ngẩm nhìn túi rau mà anh vừa bán cho khách với giá 450 rupee (khoảng 135.000 VNĐ), cao hơn hẳn 80% so với chỉ vài tuần trước.
"Tôi cũng bất lực thôi", Sante nói khi một khách hàng đang bàn tán về chi phí "khó tin" của một bình gas nấu ăn gần đây đã tăng gần 30% lên 960 rupee (khoảng 287.000 VNĐ).
Không chỉ các loại thực phẩm và đồ uống mà phân khúc nhiên liệu và ánh sáng đều tăng 7,52%; quần áo và giày dép tăng 9,40%; phân khúc nhà ở tăng 3,38% và ngay cả nồi chảo, thuốc lá, đồ uống có cồn cũng tăng 2,98%.
Quần áo và giày dép ở Ấn Độ giá cả cũng tăng cao
Ảnh hưởng từ việc giá dầu thô và năng lượng toàn cầu tăng vọt giữa cuộc chiến Nga - Ukraine dự kiến vẫn chưa đạt mức đỉnh điểm cho đến tháng 4 do việc vận chuyển tại các máy bơm nhiên liệu nguồn đang bị trì hoãn.
Giá lương thực cũng được cho là sẽ tiếp tục tăng cao do các vấn đề chuỗi cung ứng liên quan đến chiến sự Nga - Ukraine làm gián đoạn quá trình sản xuất các loại hạt, dầu ăn và xuất khẩu phân bón trên toàn cầu. Trong đó, giá dầu cọ, loại dầu thực vật được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, đã tăng gần 50% trong năm nay. Mức giá cao đang tác động mạnh mẽ đến hàng triệu người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người đang chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra.
Không giống như cách một số ngân hàng trung ương lớn khác trên thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng này, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) quyết định giữ nguyên lãi suất ổn định ngay cả khi lạm phát vượt quá mức và không có dấu hiệu giảm bớt trong tương lai gần.
Thống đốc RBI, Shaktikanta Das, trong bài phát biểu của mình nói rằng, với sự biến động quá mức của giá dầu thô toàn cầu kể từ cuối tháng 2 cùng sự không chắc chắn về những căng thẳng địa chính trị đang gia tăng, bất kỳ dự báo nào về tăng trưởng và lạm phát đều tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là xăng dầu trong tương lai và diễn biến của giá cả hàng hóa.
Pháp luật và Bạn đọc