Kiểm toán Nhà nước: VNPT-Global, Hapro bị nêu về nợ khó đòi
Có tới 5/38 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước kinh doanh thua lỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn như VNPT-Global, Hapro...
- 23-08-2016Bộ Kế hoạch và Đầu tư “kê thuốc” gì cho doanh nghiệp nhà nước?
- 02-08-2016Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc cổ phần hóa toàn bộ hệ thống doanh nghiệp nhà nước?
- 17-07-2016“Siêu ủy ban” quản lý doanh nghiệp nhà nước liệu có siêu?
- 16-07-2016"Siêu bộ” quản lý các doanh nghiệp nhà nước ra sao?
- 14-07-2016Cần công khai tiếp lương, thưởng sếp doanh nghiệp nhà nước
Đó là thông tin được đưa ra tại Họp báo kết quả kiểm toán năm 2015 và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán năm 2014 của Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước), trong năm 2014 kinh tế thế giới phục hồi chậm, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước mặc dù đã ổn định, kiểm soát được lạm phát nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, hội nhập kinh tế cũng tác động đến hiệu quả doanh nghiệp.
Tình hình trên đã tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Cụ thể, có 5/38 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ; 33 doanh nghiệp kinh doanh có lãi, bảo toàn được vốn.
Đơn cử, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2014 của Tổng công ty lâm nghiệp là 8,6% (giảm 3,48% so với năm 2013); Vinaconex là 8,5% (giảm 3,33%); PVN là 15,56% (giảm 10,45%); Hfic là 22,64% (giảm 2,64%); IDICO là 9,8% (giảm 1,42%)…
Các đơn vị lỗ như: Vinalines lỗ 3.478,48 tỷ đồng; TCT 15 lỗ 471,1 tỷ đồng; TCT Mía đường II lỗ 15,18 tỷ đồng; Công ty TNHH In Đắk Lắk lỗ 2,59 tỷ đồng…
Đáng chú ý nhiều tập đoàn, tổng công ty quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn. Đơn cử như TCT Văn hóa Sài Gòn: Công ty mẹ là 65,43 tỷ đồng, chiếm 38,68% nợ phải thu, trong đó quá hạn 3 năm 51,43 tỷ đồng; TCT Công nghiệp Sài Gòn: Công ty mẹ là 19,34 tỷ đồng; Công ty CP Nhựa Sài Gòn 4,49 tỷ đồng;…
Một số đơn vị có nợ khó đòi lớn như Công ty VNPT-Global là 14,39% (chiếm 10,3%); Hapro là 376,65 tỷ đồng (chiếm 25,7%); Vinataba-văn phòng TCT là 86,64 tỷ đồng (chiếm 4,6%); EVN với Tổng công ty điện lực miền Bắc 49,8 tỷ dồng; TCT Điện lực miền Nam 16,7 tỷ đồng; TCT Điện lực TPHCM với 34,3 tỷ đồng…; PVN cũng có một số đơn vị như Công ty CP vận tải dầu khí Thái Bình Dương liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như là 80 tỷ đồng…
Một số đơn vị xóa nợ chưa đủ điều kiện, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định, chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu. Đơn cử như CC1: Công ty mẹ 41,84 tỷ đồng; IDICO với công ty Xây dựng là 0,23 tỷ đồng; đơn vị trích lập không đầy đủ như Vinaconex với công ty cổ phần xây dựng số 5 là 7,26 tỷ đông; PVN có các đơn vị như PVOip, PVEP, PVECCo…
Nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi như Cty MTV XNK Cần Thơ là 13,32 tỷ đồng; CTy TNHH MTV 1,31 tỷ đồng; IDICO là 1,29 tỷ đồng;TCT đường sông miền Nam là 1,02 tỷ đồng; công ty siêu thị Hà Nội thuộc Công ty mẹ Hapro chưa xử lý tài sản thiếu từ lâu với 3,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số Tập đoàn, Tổng công ty quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, tồn kho lớn, ứ đọng và chậm luân chuyển; trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy định; không xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa; kiểm kê hàng tồn kho chưa đủ…
Báo cáo kiểm toán cũng chỉ ra, có những đơn vị sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả, lãng phí vốn, thua lỗ; mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định; bên cạnh một số đơn vị đầu tư tài chính có hiệu quả, thì còn nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp; vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phá sản…
Điển hình, một số đơn vị như: CC1 mua xe Toyota, Mercedes Benz cao hơn mức tối đa cho phép; Vinashin có tới 51/63 đơn vị có vốn đầu tư của công ty mẹ thua lỗ hoặc hiệu quả thấp; PVN có một số đơn vị có vốn chủ sở hữu âm như Cty Tàu thủy Dung Quất; Cty đầu tư tài chính công đoàn Dầu khí…
Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ; một số dự án phải tạm ngừng triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư; việc triển khai dự án đầu tư còn tồn tại, hạn chế ảnh hưởng hiệu quả dự án.
Đồng thời, hoạt động kinh doanh của nhiều Tập đoàn, tổng công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn tới hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao; một số đơn vị chưa góp đủ vốn điều lệ, trong khi một số đơn vị có vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ được phê duyệt nhưng chưa được xử lý…