MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng

07-12-2023 - 07:52 AM | Tài chính - ngân hàng

Là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống, SHB luôn có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và tiên phong trong các hoạt động phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Với định hướng, chỉ đạo từ Chính Phủ và NHNN, SHB kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, xanh hóa hoạt động ngân hàng.

Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức đối với nhiều quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao và an ninh toàn cầu. Tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam và gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào năm 2050.

Để đạt được mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 và đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, Việt Nam phải giải bài toán vừa hướng tới một nền kinh tế Các-bon thấp đồng thời có tốc độ phát triển vượt bậc. Nguồn lực yêu cầu để có thể thực hiện được cả hai mục tiêu trên là rất lớn, đòi hỏi sự sự tham gia quyết liệt của các bộ ban ngành và sự chung tay, chia sẻ và hỗ trợ từ nhiều tổ chức, định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 1.

Là ngành dẫn dắt nền kinh tế khi cung cấp, điều phối nguồn vốn dựa trên quy trình thẩm định rủi ro chặt chẽ, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lớn đối với các doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng trong việc thiết lập những chuẩn mực mới về phát triển bền vững.

Với những định hướng, chỉ đạo từ Chính Phủ và NHNN, sự nỗ lực của các TCTD, tín dụng xanh đang có những chuyển biến tích cực, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và hạn mức đầu tư ngày càng cao.

Theo số liệu của NHNN, giai đoạn 2017-2022, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 23%/năm. Đến 30/6/2023, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt gần 528,3 nghìn tỉ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% tổng dư nợ toàn nền kinh tế với 43 tổ chức tín dụng tham gia hoạt động cấp tín dụng xanh.

Kết quả khảo sát của NHNN đối với các TCTD về lĩnh vực tăng trưởng xanh, tín dụng xanh cũng cho thấy sự hiểu biết của các TCTD đã được cải thiện đáng kể. Nhiều TCTD đã xây dựng chiến lược quản lý rủi ro môi trường và xã hội; tích hợp nội dung quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình thẩm định tín dụng xanh; xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho các lĩnh vực xanh và đã quan tâm dành nguồn vốn huy động của ngân hàng để cấp tín dụng cho các lĩnh vực này với kỳ hạn chủ yếu là trung, dài hạn và có sự ưu đãi về lãi suất cho các dự án xanh.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 2.

Là một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nan, đến nay, tăng trưởng tín dụng xanh là một phần quan trọng của kế hoạch hành động tổng thể về phát triển bền vững của SHB trong chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2022 – 2027.

Những năm qua, tỷ lệ tín dụng xanh trên tổng dư nợ của SHB có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, gần 10%/năm, và có xu hướng phát triển hơn nữa. Tại SHB, dư nợ tín dụng xanh tập trung chủ yếu ở các ngành năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, công nghiệp xanh. Các dự án này đều được SHB áp dụng các chính sách, chương trình ưu đãi từ nguồn vốn trực tiếp hoặc thông qua kết nối với các nguồn vốn quốc tế.

Chỉ tính riêng dư nợ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của SHB chiếm tới 37%/ tổng dư nợ. Rất nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực này đang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn quốc tế như chứng chỉ Vietgap, Global gap, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao… Đây chính là tập khách hàng tiềm năng để SHB tiếp tục tăng trưởng dư nợ nông nghiệp xanh trong tương lai.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 3.

Trong định hướng phát triển tín dụng xanh giai đoạn 2022-2027, SHB sẽ tập trung tài trợ vốn cho các dự án/ phương án sản xuất kinh doanh thuộc 11 lĩnh vực xanh gồm: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, công nghiệp xanh, năng lượng tái tạo-năng lượng sạch, tái chế tái sử dụng các nguồn tài nguyên, xử lý chất thải chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường thiên nhiên và phòng chống thiên tai, quản lý nước sạch, công trình xây dựng xanh, giao thông bền vững, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

SHB đã và đang mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho chủ đầu tư các dự án xanh như ưu đãi thời hạn vay, ưu đãi lãi suất thấp hơn so với lãi suất thông thường. Đặc biệt từ rất sớm, SHB đã hợp tác với các đối tác quốc tế như WB, IFC, ADB, KfW… và hiện đang tiếp tục tăng cường để tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn ưu đãi đồng thời tư vấn về an toàn, kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho khách hàng và SHB trong việc thực hiện, tài trợ có hiệu quả các dự án.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, SHB đã xây dựng Khung quản lý rủi ro ESG và áp dụng trên phạm vi toàn hệ thống, trong đó, từng cấu phần trong khung này được đánh giá là phù hợp với hướng dẫn và thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro ESG. Đồng thời, SHB là một trong những ngân hàng tiên phong thiết lập nền tảng quản lý rủi ro ESG toàn diện và chặt chẽ, mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. 

SHB cũng triển khai mạnh mẽ các gói tài trợ chuỗi khép kín, từ tài trợ nhà phân phối đến các nhà cung cấp, giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi toàn cầu; góp phần định hướng doanh nghiệp Việt Nam theo xu hướng xanh của thế giới, giảm khí thải ra môi trường, đáp ứng các tiêu chí sản xuất khắt khe từ các nhà phân phối lớn tên tuổi trên thế giới; từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

Với kinh nghiệm của mình, SHB nhận thấy triển khai các dự án tín dụng xanh vừa giúp xã hội, doanh nghiệp phát triển bền vững vừa trực diện giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động. Ví dụ với các doanh nghiệp tham gia dự án tiết kiệm năng lượng tại SHB, Dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa được vay với mức lãi suất ưu đãi - chi phí tài chính thấp, vừa được nâng cấp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có thể kể đến một số dự án SHB đã đồng hành và tài trợ như:

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 4.

Dự án của các doanh nghiệp sản xuất xi măng đầu tư lắp đặt hệ thống phát điện nhiệt dư, tận dụng nhiệt thừa, khí thải từ quá trình sản xuất để phát điện, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí điện, giảm phát thải carbon, giảm chi phí vận hành, gia tăng lợi nhuận;

Dự án của nhà máy mía đường, tái sử dụng chất thải và sản phẩm phụ, tự sản xuất điện từ bã mía để sử dụng 1 phần cho nhà máy, phần còn lại hòa vào lưới điện quốc gia. Đây cũng là dự án vừa mang lại hiệu quả trong sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, vừa đóng góp vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội - môi trường.

Dự án đầu tư hệ thống đường dây truyền tải, phát triển lưới điện, trạm phân phối điện, từng bước tự động hóa lưới điện phân phối của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Hoạt động đầu tư này nhằm giảm tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục.

Hiện SHB đang tham gia Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam (VSUEE) do Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) tài trợ thông qua WB với vai trò Đơn vị triển khai dự án (PIE) và là Đơn vị phát hành bảo lãnh cho các Ngân hàng tahm gia cấp tín dụng với tổng giá trị Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) là 75 triệu USD. Dự án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng và tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất.

Trong lĩnh vực lúa gạo, SHB cho vay tài trợ chuỗi lúa gạo khép kín, góp phần liên kết giữa hàng trăm nghìn hecta vùng nguyên liệu, hàng chục nghìn hộ nông dân, hợp tác xã ở khu vực ĐBSCL và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, SHB triển khai cho vay khách hàng doanh nghiệp theo Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Trong đó, các dự án được SHB tài trợ vốn đã đáp ứng các chuẩn mực, các yêu cầu khắt khe nhất của thế giới về an toàn thực phẩm, an toàn vận hành và thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm "xanh" và "sạch", góp phần nâng cao "giá trị Gạo của Việt Nam". Tiêu biểu như Dự án Nhà máy gạo Hạnh Phúc – nhà máy gạo quy mô lớn nhất châu Á…

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 5.

Đặc biệt, SHB có 4 dự án xanh đã được tham gia chương trình bán tín chỉ carbon do WB thu xếp cho đối tác Thụy Sĩ, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB).

Nhờ những chiến lược phát triển đồng bộ, tỷ trọng dư nợ tín dụng xanh tại Ngân hàng chiếm gần 10% trên tổng dư nợ, có xu hướng tăng trưởng ngày càng tăng và phát huy hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng trưởng bền vững, bảo vệ môi trường. Từ năm 2018 đến nay, dư nợ tài trợ của SHB cho các dự án xanh tăng trưởng gần 150%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ tín dụng là 70%.

"Trong thời gian tới, với vai trò của trung gian tài chính, SHB tiếp tục cam kết đẩy mạnh phát triển sản phẩm tín dụng xanh, sử dụng hợp lý nguồn vốn từ các ngân hàng hay các chương trình dự án của Nhà nước cho các dự án "xanh" nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường", Ông Đinh Ngọc Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Khối Ngân hàng doanh nghiệp Ngân hàng SHB nhấn mạnh.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 6.

Từ lâu, chiến lược tăng trưởng tín dụng xanh luôn là một phần quan trọng trong chiến lược tổng thể về phát triển bền vững của SHB.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, SHB luôn kiểm soát hoạt động an toàn, bền vững. Các dự án khi được SHB lựa chọn tài trợ vốn phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe theo tiêu chuẩn quốc tế và trong nước về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên.

Đồng thời tiếp tục xây dựng các sản phẩm, dịch vụ may đo phù hợp với từng lĩnh vực xanh, dự án xanh, trong đó nhiều ưu đãi cho các chủ đầu tư dự án đã kiểm soát tốt các rủi ro môi trường xã hội trong sản xuất kinh doanh và thương mại như: ưu đãi về hạn mức, thời gian vay, lãi suất…

SHB cũng sẽ sử dụng đưa tích hợp đánh giá và lựa chọn dự án đủ điều kiện được cấp tín dụng xanh vào các chương trình quản lý rủi ro và kinh doanh.

Song song, xây dựng các sổ tay để định hướng khách hàng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh có yếu tố thân thiện với môi trường như tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải khí thải, sử dụng công nghệ mới tiên tiến, sản xuất sản phẩm sạch…

Bên cạnh đó, tiếp tục tiếp cận và hợp tác với các cơ quan bộ ngành và các tổ chức quốc tế để phát triển các sản phẩm và dịch vụ tín dụng xanh nhằm hỗ trợ và thúc đẩy bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm xã hội trong sản xuất, thương mại và dịch vụ của chủ đầu tư dự án.

Tiếp tục huy động các nguồn vốn để thực hiện chính sách tín dụng xanh tại Việt Nam, bao gồm nguồn huy động từ các TCKT, cá nhân, nguồn vốn ưu đãi dài hạn từ các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IFC, ADB, JICA, KfW...), huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu xanh để tài trợ các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng.

Kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB tích cực "xanh hóa" hoạt động ngân hàng.  - Ảnh 7.

Trong hoạt động nội bộ, việc đào tạo, tuyên truyền cũng liên tục được SHB đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ nhân viên về bảo vệ môi trường nơi làm việc, nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

SHB tiếp tục đẩy mạnh số hóa sản phẩm dịch vụ góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt từ đó giảm thiểu lưu thông tiền mặt trong thị trường, góp phần phát triển sản phẩm tín dụng xanh; nâng cao năng lực tài chính bằng cách huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế hay các nhà tài trợ nước ngoài.

Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, tổ chức về tầm quan trọng và vai trò của tăng trưởng xanh; nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử dụng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuyên truyền về tín dụng xanh tại các hội thảo, hội nghị để có thể tiếp cận với nhiều khách hàng. Từ đó, cung cấp thông tin để khách hàng nắm bắt và hiểu rõ hơn về tín dụng xanh cũng như lợi ích của tín dụng xanh. Nhiều khách hàng quan tâm đến tín dụng xanh sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.

Nhờ những nỗ lực, kiên định mục tiêu phát triển bền vững, SHB được nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế vinh danh như: "Top 10 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững", "Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh","Ngân hàng có tác động ESG tốt nhất" và nhiều giải thưởng uy tín khác. Những giải thưởng trên minh chứng quyết tâm phát triển bền vững của SHB, đồng thời tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên mọi mặt, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh theo định hướng của Chính phủ của SHB.

An An
Hương Xuân

An An

An ninh Tiền tệ

Trở lên trên