Kiên quyết không chịu trả tiền khí đốt bằng đồng rúp, hai nước châu Âu bị Nga khóa van
Công ty dầu khí quốc doanh Gazprom của Nga vừa chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan vì không chấp nhận thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.
- 27-04-2022Hai nước châu Âu từ chối trả tiền khí đốt bằng đồng rúp: Nga sẽ "khóa van" trong hôm nay?
- 11-04-2022RT: Khóa hết van khí đốt, EU thì chưa lạnh ngay nhưng Nga sẽ đánh mất rất, rất nhiều tiền
- 04-04-2022Tránh "cơn ác mộng" bị khóa van, một nước EU vừa chấp nhận thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp
- 03-04-2022Quốc gia châu Âu đầu tiên từ chối mua khí đốt của Nga, một nước khác bị "khóa van"
- 01-04-2022Cơn ác mộng vẫn chưa thành hiện thực: Qua hạn chót thanh toán bằng đồng rúp, Nga vẫn chưa khóa van khí đốt tới châu Âu
Theo thông tin trên RT, Gazprom cho biết việc ngừng cung cấp khí đốt diễn ra sau khi 2 nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp như yêu cầu của Nga. Van khí đốt sẽ chỉ được mở lại cho tới khi Sofia và Warsaw tuân thủ các điều khoản mới.
Tập đoàn năng lượng của Nga cũng cảnh báo nếu Bulgaria và Ba Lan cố tình giữ khí đốt quá cảnh của Nga tới các quốc gia khác, Moscow sẽ không bổ sung nguồn cung thay thế. Như vậy, các nước phía sau đường ống sẽ không nhận được lượng khí đốt đáng ra họ được nhận nếu không bị Ba Lan và Bulgaria chặn lại một cách "bất hợp pháp".
Tính đến hết ngày 26/4, Gazprom cho biết họ không nhận được thanh toán bằng đồng rúp từ các công ty 'Bulgargaz' (Bulgaria) và PGNiG (Ba Lan) theo yêu cầu của Nga. Trước đó, từ 1/4, các khoản thanh toán khi đốt Nga phải thực hiện bằng đồng rúp và không có ngoại lệ đối với các quốc gia bị coi là không thân thiện. Sau gần 1 tháng, Gazprom đã chính thức cắt khí đốt của các nước không thanh toán.
Ba Lan xác nhận không làm theo yêu cầu của phía Nga hôm 26/4 đồng thời trừng phạt Gazprom, công ty sở hữu 48% cổ phần trong công ty Ba Lan đồng sở hữu đường ống dẫn khí Yamal-Europe. Đường ông dài 4.000 km vận chuyển khí đốt từ bán đảo Yamal và Tây Siberia sang Đức và Ba Lan qua Belarus.
Trong khi đó, Bulgaria cho biết họ cũng không đồng ý trả tiền khí đốt bằng đồng rúp. Nga cung cấp 90% khí đốt cho Bulgaria và phần còn lại đến từ Azerbaijan. Tháng trước, người phát ngôn công ty năng lượng Bulgaria cho biết kể từ mùa hè năm nay, Azerbaijan sẽ cung cấp toàn bộ khí đốt cho nước này. Xa hơn nữa, họ có kế hoạch kết nối với kho khí tự nhiên hóa lỏng chưa hoàn thành ở Hy Lạp, nơi cho phép nhập khẩu khí đốt bằng tàu từ các nước khác, có thể là Mỹ.
Hôm 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh yêu cầu các nước "không thân thiện" phải thanh toán mua khí đốt bằng đồng rúp. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của phía Nga, các công ty đối tác có thể mở tài khoản thanh toán khí đốt bằng đồng rúp tại ngân hàng Gazprom của Nga bằng đồng USD hoặc euro. Sau đó, ngân hàng sẽ chuyển chúng thành đồng rup và thanh toán cho các nhà cung cấp Nga.
Nga đang cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu, trong đó Đức, Ý và nhiều nước Trung Âu phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung này. Khoảng 25% nguồn dầu mỏ cho châu Âu cũng đến từ Nga.
Vài ngày trước, châu Âu đã bật đèn xanh cho việc các công ty của khối này thanh toán khí đốt đốt Nga bằng đồng rúp mà không vi phạm các lệnh trừng phạt. Anh cũng đã nới trừng phạt Ngân hàng Gazprom để có thể thanh toán tiền mua khí đốt của Nga. Dù bày tỏ quyết tâm "cai nghiện" năng lượng Nga nhưng châu Âu chưa thể tìm được nguồn cung thay thế ngay lập tức.