Kiều hối không còn đổ dồn vào nhà đất
Phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây.
- 16-06-2017Nhiều địa phương “thay da đổi thịt” nhờ kiều hối
- 30-03-2017Khối ngoại rút vốn, kiều hối giảm không phải do lãi suất gửi USD bằng 0%
- 13-03-2017Lượng kiều hối về Việt Nam có thể giảm vì chính sách nhập cư Mỹ
- 07-02-2017Kiều hối chục tỷ đi vào đâu?
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tính từ đầu năm tới nay, lượng kiều hối chuyển về địa bàn thành phố đạt 2,1 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước.
"Phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh, đầu tư chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây. Với tình hình kinh tế của TP HCM phục hồi khá mạnh so với mặt bằng chung của cả nước, có khả năng lượng kiều hối chuyển về trên địa bàn trong năm 2017 sẽ khả quan", ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM cho biết.
Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, việc điều chỉnh chính sách kinh tế tại Mỹ - thị trường chiếm doanh số lớn nhất về lượng kiều hối đổ về Việt Nam- sẽ có những tác động nhất định đến lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2017.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 giữa Chính phủ và các địa phương vừa diễn ra đầu tuần này, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết, nửa đầu năm nay dự trữ ngoại hối quốc gia tiếp tục gia tăng, đạt mức xấp xỉ 42 tỷ USD. Đây tiếp tục là mức cao nhất từ trước tới nay, sau khi quy mô dự trữ ngoại hối đã đạt được khoảng 41 tỷ USD vào cuối 2016.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, thị trường ghi nhận ba lần NHNN nâng giá mua vào USD, trong tháng 1, tháng 4 và tháng 6. Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định: “NHNN sẽ có đủ biện pháp để kiểm soát, ổn định tỷ giá theo chỉ đạo của Chính phủ”.