Kinh doanh dưới giá vốn khiến quý 1 PV Drilling (PVD) lỗ 110 tỷ đồng
Hiện PV Drilling mới chỉ đưa ra mục tiêu đạt 4.400 tỷ đồng doanh thu mà bỏ ngỏ con số lợi nhuận kế hoạch của năm 2021.
Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (mã CK: PVD) đã công bố BCTC quý 1/2021.
Cụ thể doanh thu thuần đạt gần 550 tỷ đồng, giảm 67% so với cùng kỳ, kinh doanh dưới giá vốn khiến PV Drilling lỗ gộp 27,8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gộp đạt hơn 157 tỷ đồng.
Mặc dù hoạt động tài chính mang về 41,5 tỷ đồng doanh thu tăng 43% so với cùng kỳ, chi phí của hoạt động này cũng giảm một nửa từ 80 tỷ đồng xuống còn 43 tỷ đồng, chi phí bán hàng cũng thấp hơn một nửa so với cùng kỳ.
Đáng chú ý chi phí QLDN vẫn ở mức cao với 83,6 tỷ đồng nên kết quả PVD chịu lỗ sau thuế gần 110 tỷ đồng, trong khi quý 1/2020 lãi sau thuế hơn 16 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ chịu lỗ gần 104 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2020 PVD đã có kết quả kinh doanh ấn tượng với 5.229 tỷ đồng doanh thu và 186 tỷ đồng LNST, lần lượt vượt 12% và 173% các chỉ tiêu kế hoạch của năm 2020.
Sang năm 2021, PVD nhận định kinh tế toàn cầu năm 2021 dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường trước khả năng kiểm soát dịch bệnh còn chưa chắc chắn và phụ thuộc nhiều vào việc triển khai thành công các chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của các quốc gia nhưng sẽ vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế thế giới.
Ngành công nghiệp dầu khí vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức. Nhu cầu dầu thô năm 2021 được dự báo tăng trở lại, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với trước đại dịch Covid-19 do nhu cầu tiêu thụ phục hồi chậm và năm 2021 theo dự báo sẽ tiếp tục là một năm khó khăn của ngành dầu khí. Theo đó PVD mới chỉ đề ra mục tiêu doanh thu đạt 4.400 tỷ đồng và sẽ nỗ lực có lãi trong năm 2021.
Mới đây vào cuối tháng 3 PVD đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng PV DRILLING I cho Công ty Điều hành chung Cửu Long (CLJOC) trong năm 2021. Giàn khoan PV DRILLING I sẽ thực hiện chương trình khoan của CLJOC gồm 2 giếng chắc chắn và một số giếng tùy chọn tại Lô 15-1, ngoài khơi vùng biển Việt Nam.
Trước đó, VNDirect từng đưa ra dự báo về doanh thu của PVD trong năm 2021 dự kiến giảm 9% do giá thuê ngày trung bình thấp hơn (60.000 USD), nhưng lợi nhuận ròng sẽ tăng 19%, chủ yếu nhờ vào sự hoạt động trở lại của giàn TAD từ tháng 7/2021, giúp giảm lỗ so với giai đoạn dừng hoạt động năm 2017 đến 2019. Cũng nhờ giàn TAD hoạt động trở lại thì lợi nhuận ròng của PVD có thể tăng tới 136% trong năm 2022.
Doanh Nghiệp Tiếp Thị
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Soi lợi nhuận quý 1 của các cổ phiếu "hàng hiệu"
- Dược phẩm Imexpharm (IMP): Lợi nhuận quý 1/2021 đạt 42 tỷ đồng, chuẩn bị chia cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%
- Quốc Cường Gia Lai (QCG): Doanh thu đột biến nhờ bàn giao dự án, lãi ròng vẫn giảm mạnh 43% trong quý 1/2021
- KQKD ngành phân bón quý 1: Giá phân bón tăng cao giúp các doanh nghiệp lãi lớn
- Doanh nghiệp ngành bao bì đang ăn nên làm ra