Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây?
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây.
- 02-04-2020Ông Trương Gia Bình: Là quốc gia chống dịch Covid-19 tốt nhất, Việt Nam có cơ hội trở thành "đội quân hậu cần" cho cả thị trường thế giới!
- 02-04-2020Honda Việt Nam tạm thời ngừng sản xuất từ 1/4: Bao người lao động sẽ dừng việc, chính sách hỗ trợ như thế nào?
- 02-04-2020Thủ tướng muốn nâng gói tài khóa từ 30.000 tỷ lên 150.000 tỷ, thậm chí cao hơn
- 01-04-2020Dự kiến sẽ có gói an sinh hơn 61.500 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo, người thất nghiệp, giảm thu nhập... vì dịch Covid-19
Số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cho biết GRDP quý I/2020 ước tính tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ nhiều năm gần đây.
Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,46%; khu vực dịch vụ tăng 3,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,7%.
Lý do tăng trưởng quý I giảm chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, đặc biệt là các ngành du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động xuất nhập khẩu và một số ngành dịch vụ khác.
Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,17% so cùng kỳ năm trước làm giảm 0,03% điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm, chủ yếu do chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ năm 2019 (sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính giảm 41,2% so với cùng kỳ năm trước).
Bên cạnh đó, sản lượng một số cây vụ đông năm nay cũng giảm so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm; riêng chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản tiếp tục tăng khá.
Khu vực công nghiệp - xây dựng quý I tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước đóng góp 0,96 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của Thành phố.
Cùng với xu hướng của cả nước, sản xuất công nghiệp quý I/2020 của Hà Nội chỉ đạt mức tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng thấp nhất của quý I trong một số năm gần đây 4 ), đóng góp 0,64 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn.
Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành chế biến, chế tạo đặc biệt là những ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện xuất xứ từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019 của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến ngành chế biến thực phẩm, đồ uống. Ngành xây dựng quý I/2020 tăng 6,35% (thấp hơn mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2019), đóng góp 0,33 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn.
Khu vực dịch vụ quý I/2020 ước tính tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước đóng góp 2,12 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn.
Trong đó: Ngành bán buôn, bán lẻ mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hệ thống cửa hàng bán lẻ vắng khách hơn nhưng do nhu cầu hàng hóa thiết yếu tăng và người dân tăng lượng mua cho mỗi lần mua sắm, đồng thời các cơ sở kinh doanh cũng đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến (Doanh thu từ thương mại điện tử của một số đơn vị tăng từ 20-30%), góp phần duy trì mức tăng trưởng.
Giá trị tăng thêm ngành bán buôn, bán lẻ quý I tăng 7,1%, đóng góp 0,71 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Ngành thông tin, truyền thông quý I/2020 tiếp tục đạt mức tăng trưởng 7,65%.
Các ngành vận tải, kho bãi, khách sạn nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành vận tải, kho bãi giảm 5,15% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,39% điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn Hà Nội.
Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 21,77% làm giảm 0,59 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 7,41%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm.
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trong đó doanh thu từ du lịch, lữ hành chiếm 25%) giảm 5,95%. Hoạt động giáo dục đào tạo do từ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, toàn bộ học sinh các cấp và sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đều nghỉ học để tránh lây lan dịch bệnh, nên giá trị tăng thêm chỉ tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước (Quý I/2019 tăng 6,87%).
Các ngành còn lại: Tài chính, ngân hàng; kinh doanh bất động sản; khoa học công nghệ; quản lý Nhà nước; an ninh quốc phòng; dịch vụ khác… duy trì tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên nhìn chung mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19