MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế thể thao: Cân đo lợi hại chuyện "đăng cai"

Các quốc gia thường có động lực để tổ chức các sự kiện thể thao lớn với hy vọng có thể quảng bá hình ảnh đất nước, tạo ra các đối tác thương mại mới, thúc đẩy du lịch, tạo việc làm và cơ hội kinh doanh, đổi mới đô thị, bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thể thao. Nhưng những lợi ích đó có bù đắp được những chi phí cơ hội phải bỏ ra?

Chi phí cơ hội của "đăng cai"

Đầu tiên là chi phí đắt đỏ để tổ chức một giải đấu thể thao lớn. Số tiền chi cho cơ sở hạ tầng mới hoặc nâng cấp có thể được sử dụng một cách khôn ngoan hơn trong các khoản đầu tư dài hạn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Cho dù việc đầu tư xây dựng với quy mô lớn thường được cho rằng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, thì Báo cáo phát triển và tăng trưởng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới vẫn cho rằng việc tập trung vào tăng trưởng toàn diện là quan trọng hơn.

Thật không may, cơ sở hạ tầng thể thao là vô cùng tốn kém để xây dựng và duy trì hoạt động. Chúng tiêu tốn không chỉ một lượng lớn bất động sản khan hiếm, có giá trị cao mà tần suất hoạt động còn không đủ thường xuyên để tạo ra thu nhập trang trải chi phí bảo trì. Vì vậy, nếu giải đấu là một lý do để xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia, tại sao không chọn việc tạo ra lợi ích tương đương với chi phí thấp hơn bằng cách đầu tư vào những lĩnh vực khác?

Kinh tế thể thao: Cân đo lợi hại chuyện đăng cai - Ảnh 1.

Trường hợp đăng cai World Cup 2010 của Nam Phi, các nhà phê bình cho rằng chi tiêu cơ sở hạ tầng chỉ tập trung vào nhu cầu của World Cup, lẽ ra chúng có thể được đầu tư hiệu quả hơn ở nơi khác. Nhà kinh tế Stephen Geld đã tính toán: thay vào đó, Nam Phi có thể đã xây dựng 90.000 ngôi nhà mới mỗi năm trong cùng thời kỳ đó. Thật vậy, Nam Phi đã bị thiệt hại với chi phí vượt quá dự kiến giá thầu World Cup. Thay vì dự kiến ​​là 818 triệu ZAR Nam Phi, chi phí xây dựng và cải tạo sân vận động là 16.4 tỷ ZAR - cộng với chi phí bảo trì. Và 130.000 công việc được tạo ra phần lớn chỉ là tạm thời.

Kinh tế thể thao: Cân đo lợi hại chuyện đăng cai - Ảnh 2.

 Tệ hơn, việc phát triển và xây dựng sân vận động đôi khi không được thực hiện ở những khu vực kém phát triển – một cách cố ý. Hai nhà kinh tế Desai và Vahed chỉ ra FIFA là thủ phạm đằng sau điều này, và một trích dẫn từ một đại diện FIFA, "Một tỷ người xem truyền hình không muốn nhìn thấy những khu ổ chuột và nghèo đói." Hệ lụy là những lợi ích kinh tế chủ yếu dành cho người giàu, khiến tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng hơn.

Kinh tế thể thao: Cân đo lợi hại chuyện đăng cai - Ảnh 3.

Có nhiều luồng doanh thu chảy vào túi các nhà tổ chức, bao gồm thuế cửa khẩu, doanh thu bán hàng hóa dịch vụ, tài trợ và thỏa thuận cấp phép. Nhưng cho đến nay, luồng thu nhập lớn nhất được ghi nhận đến từ bản quyền phát sóng truyền hình. Sự thực là, các cơ quan chủ quản đứng đằng sau các sự kiện thể thao này ngày càng chiếm phần doanh thu bản quyền nhiều hơn, các "chủ nhà" hầu như chỉ nhận được một phần không đáng kể.

Tạp chí The Economist cho thấy Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) hiện chiếm hơn 70% doanh thu truyền hình từ Thế vận hội, tăng từ 4% trong giai đoạn 1960 - 1980. FIFA đã thu về gần 5 tỷ USD doanh thu từ World Cup 2014, một nửa trong đó đến từ bản quyền truyền hình, mặc dù họ chẳng đóng góp gì cho chi phí tổ chức giải đấu.

Lợi ích lớn nhất cho các quốc gia phát triển

Bất chấp những rủi ro có thể xảy ra, các nền kinh tế phát triển vẫn có thể gặt hái được những thành quả lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra. Họ có lợi thế rất lớn vì cơ sở hạ tầng thể thao, khách sạn và giao thông vận tải của họ thường đã được xây dựng sẵn và chi phí nâng cấp chúng là không đáng kể. 

Thế vận hội 1984 ở Los Angeles là minh chứng cho một thắng lợi của nền kinh tế trong việc đăng cai thế vận hội, cũng như Thế vận hội London đã tạo 5,2 tỷ USD doanh thu cho nước Anh.

Mùa hè 2018, cả thế giới hướng về nước Nga để theo dõi sự kiện thể thao toàn cầu FIFA World Cup. Lượng khách du lịch tại quốc gia này tăng lên 570.000 lượt trong tháng 6 và tháng 7. Cùng với gần 700.000 người bản địa Nga cũng tham dự các trận đấu, tác động kinh tế sẽ dễ thấy nhất đối với các nhà bán lẻ, nhà hàng, khách sạn. Chi tiêu của người hâm mộ được ước tính trung bình từ 5.000 đến 8.000 USD, đóng góp thêm 2,5-4 tỷ USD vào tiêu dùng. 

Người ta cũng ước tính rằng các quốc gia tổ chức các sự kiện sẽ tăng lượng khách du lịch khoảng 25% vào năm tiếp theo.

Kinh tế thể thao: Cân đo lợi hại chuyện đăng cai - Ảnh 4.

Về lao động, hơn 220.000 việc làm đã được tạo ra và duy trì trong quá trình chuẩn bị và đăng cai World Cup. Nhưng quan trọng hơn, cũng là một điểm khác biệt với Nam Phi, là Nga biết cách tăng cường kỹ năng cho người lao động. 

Theo số liệu của chính phủ Nga, 210.000 người Nga có thêm kỹ năng để chuẩn bị và tổ chức các giải đấu lớn. Trong số này, 79.000 người nâng cao năng lực trong ngành xây dựng, 38.000 người nâng cao kỹ năng trong ngành khách sạn, 18.000 người tìm thấy cơ hội mới trong lĩnh vực giao thông và truyền thông, 18.000 nâng cao kỹ năng của họ trong các dịch vụ tiện ích, xã hội và cá nhân và 52.000 người đã tham gia tình nguyện. Khoảng 5.000 người sẽ tham gia quản lý hành chính và an ninh công cộng.

Chính phủ Nga ước tính tác động tổng hợp của World Cup đối với GDP của Nga ở mức 13,80 tỷ USD, tương đương với khoảng 1% GDP của Nga. Chính phủ Nga cũng ước tính tăng trưởng GDP khoảng 26 tỷ USD và 30,8 tỷ USD trong giai đoạn 10 năm từ năm 2013 đến năm 2023.

Hoàng An

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên