Kinh tế Trung Quốc đón tín hiệu tích cực
Trung Quốc đã nhìn thấy những tín hiệu đầu tiên cho thấy nước này đã bước đầu thành công trong việc cắt giảm sản lượng công nghiệp dư thừa.
- 07-06-2016Trung Quốc xuất khẩu xăng ngày càng nhiều
- 07-06-2016Trung Quốc có thể đối mặt với đại khủng hoảng
- 07-06-2016Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất trong hơn 1 tháng
Trong tháng 4, áp lực giảm phát đè nặng ngành công nghiệp Trung Quốc đã vơi đi nhiều, trong khi giá tiêu dùng tiếp tục được duy trì ở mức tăng mờ nhạt nhưng vừa đủ để cung cấp cho ngân hàng những công cụ cần thiết để giảm sản lượng dư thừa của ngành công nghiệp.
Chỉ số giá sản xuất giảm 2,8% - xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2014 và ít hơn so với mức 3,2% mà các nhà kinh tế ước tính. Chỉ số tiêu dùng tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái – thấp hơn mức dự báo trung bình 0,2%.
Giá xuất xưởng thoát đà giảm là dấu hiệu cuối cùng cho thấy nền kinh tế đang bước đến bước giai đoạn chuyển mình sau 4 năm chỉ số giá sản xuất liên tục suy giảm. Giá tiêu dùng tăng một cách mờ nhạt có thể tạo điều kiện cho Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (hiện đang giữ lãi suất ở mức thấp kỷ lục kể từ tháng 10) bổ sung các biện pháp kích thích mạnh hơn trong ngắn hạn nhằm kích thích tăng trưởng.
“Nguồn cầu đã ổn định ở mức tương đối thấp. Tình hình sẽ không trở nên tồi tệ thêm nhưng cũng không thể hồi phục.” Shen Lan – nhà kinh tế tại Standard Chartered Bắc Kinh nhận định. “Trước đó, chỉ số PPI hồi phục là do cầu hàng hoá tăng và nhiều dự án đầu tư vừa được tiến hành.”
Theo báo cáo của Cục thống kê, giá sản xuất tại các công ty khai mỏ và sản xuất vật liệu trong tháng 4 đã giảm ít hơn so với các tháng trước, tuy nhiên vẫn ở mức cao. Tháng 5, giá khoáng sản giảm 9,6% - thấp hơn 2,4% so với mức giảm trong tháng 4. Trong khi đó, giá sản xuất vật liệu tháng 5 giảm 7,2% ít hơn so với mức giảm 7,7% trong tháng 4.