Kỳ họp 5 Quốc hội khóa XIV: Hơn 40% thời lượng kỳ họp sẽ được phát thanh truyền hình trực tiếp
Một thay đổi nữa của kỳ họp lần này đó là liên quan chất vấn. Mỗi đại biểu chất vấn 1 phút và sau 3 đại biểu chất vấn thì người đại biểu chất vấn thì người bị chất vấn mới phải trả lời.
- 14-05-2018Bà Phan Thị Mỹ Thanh thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội
- 14-05-2018Ông Đinh La Thăng, Nguyễn Quốc Khánh mất quyền đại biểu Quốc hội
Sáng ngày 19/5 Quốc hội đã tổ chức cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Theo Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ bắt đầu từ ngày 21/5 và dự kiến kết thúc vào ngày 15/6. Đây là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Tại kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ 12 ngày cho công tác xây dựng pháp luật (chiếm tỷ lệ 60% tổng thời gian của kỳ họp). Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành khá nhiều thời gian cho hoạt động giám sát tối cao và xem xét, quyết định những vấn đề quan trọng khác.
Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội tiếp tục sẽ có những cải tiến, đổi mới về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể, thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 01 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay; thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút.
Theo ông Lê Bộ Lĩnh, như vậy, thay vì như kỳ họp trước là một đại biểu hỏi thì người bị chất vấn phải trả lời ngay, lần này sau 3 đại biểu hỏi mới phải trả lời, tổng thời gian trả lời 9 phút.
Việc cải tiến, đổi mới này được thực hiện trên cơ sở kết quả thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp lần thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm mục đích tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội.
Ngoài ra, trong kỳ họp lần này, dự kiến sẽ có 15 phiên họp thuộc nội dung của kỳ họp được tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 40% thời lượng của kỳ họp).
Ngoài những nội dung được tường thuật trực tiếp theo quy định của Nội quy kỳ họp, dự kiến phiên họp giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2016 và phiên thảo luận về dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Như vậy tổng thời gian phát thanh truyền hình trực tiếp sẽ chiếm khoảng 46% thời lượng của kỳ họp.