MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bỏ việc đi mở quán trà sữa, kỹ sư IT ngã đau 2 lần, ôm nợ tiền tỷ: Kinh doanh đồ uống không dễ kiếm tiền

10-04-2023 - 21:03 PM | Sống

Bỏ việc đi mở quán trà sữa, kỹ sư IT ngã đau 2 lần, ôm nợ tiền tỷ: Kinh doanh đồ uống không dễ kiếm tiền

Bỏ việc văn phòng để khởi nghiệp, tôi đầu tư mở quán trà sữa luôn cho rằng đây là món đồ uống hot, dễ “ra tiền” nhưng kết quả lại khiến tôi “vỡ mộng".

Kỹ sư IT bỏ việc khởi nghiệp


Thị trường kinh doanh trà sữa đang là cuộc đua của nhiều thương hiệu lớn như với mức lợi nhuận hấp dẫn. Ở khắp nơi, các quán trà sữa thi nhau mọc lên, người trẻ cũng coi việc uống trà sữa, trà trái cây như một xu hướng hot. Bởi vậy, rất nhiều bạn có ý định khởi nghiệp kinh doanh bằng cách mở quán trà sữa. Nhưng làm thế nào để kinh doanh trà sữa thành công? 

Tôi muốn chia sẻ với mọi người quá trình tôi  thua lỗ 400.000 NDT trong 3 năm qua từ việc kinh doanh quán trà sữa.

Trước khi kinh doanh trà sữa, tôi làm trong ngành IT với công việc viết code, truy vấn, sửa bug mỗi ngày. Cảm thấy công việc lặp đi lặp lại quá chán ngán, một ngày tôi quyết định nghỉ việc, bắt đầu kinh doanh. Tôi nghỉ việc từ đầu năm 2014, danh 1 năm để học cách pha chế đồ uống và quản lý quán cà phê. Đến năm 016, tôi làm quản lý ở một quán cà phê tại thành phố lớn. Năm đó, cơn sốt trà trái cây mới bắt đầu, tôi liên hệ với nhà cung cấp nguyên liệu của một thương hiệu trà trái cây nổi tiếng lúc đó để học hỏi mô hình và quyết tâm xây dựng thương hiệu của riêng mình ở quê nhà.

  

Kỹ sư IT bỏ việc đi mở quán trà sữa, 3 năm gánh món nợ 1,3 tỷ đồng: Tôi quá ngây thơ khi tin rằng kinh doanh trà sữa "dễ kiếm tiền" - Ảnh 1.


Cửa hàng đầu tiên của tôi tọa lạc ở một khu kinh doanh mới nổi tại địa phương, nằm ở trung tâm thành phố, nơi có công viên và quảng trường lớn. Tôi chọn sản phẩm chính là trà trái cây với giá khá cao. Vì không có phí chuyển nhượng kinh doanh, nên phần trang trí cửa hàng không quá lý tưởng, thu hút. Mặt tiền cửa hàng không lớn, không có khu vực chỗ ngồi, khách hàng chủ yếu mua đồ uống mang đi.

Tôi tự tin vì có địa điểm khá thuận lợi vì lưu lượng người qua lại lớn nên quyết định chinh phục khách hàng bằng hương vị đồ uống. Nhưng đó là một sai lầm. Tiệm trà mở ra chỉ đông khách được vài ngày đầu khi có chương trình khuyến mại và do sự tò mò về đồ uống mới. Càng về sau, lượng khách tới quán càng thưa, có những ngày tôi không bán được cốc trà nào, trong khi vẫn phải chi trả đủ thứ chi phí.

Bài học thất bại đau đớn

Đáng lẽ, tôi nên bố trí chỗ ngồi đẹp để thu hút mọi người tới uống trà, ngồi nghỉ ngơi, trò chuyển. Đó cũng là một cách quảng cáo truyền miệng hiệu quả. Nhưng có lẽ, do tính toán, khảo sát thị trường chưa đủ sâu sắc, tôi đã sai lầm ngay từ đầu.

Tổng chi phí tôi bỏ ra là 30.000 NDT thuê mặt bằng 18m2, 30.000 NDT cho trang trí cửa hàng, 50.000 NDt để mua nguyện liệu, tiền thuê 2 nhân viên 60.000 NDT… Tính cả chi phí sinh hoạt của cá nhân tôi, tôi chi gần 250.000 NDT. Công với phí nhượng quyền thương hiệu 200.000 NDT, tổng thiệt hại tôi chi ra ban đầu là 450.000 NDT (khoảng 1,5 tỷ đồng). Toàn bộ số tiền tôi tiết kiệm khi làm kỹ sư IT đã bay sạch, đánh đổi bằng bài học kinh nghiệm "đau đớn".

Tôi quyết định xem xét lý do vì sao tiệm trà của tôi lại thất bại:

Sai thời điểm

Tôi quyết định mở tiệm trà đầu tiên của mình năm 2017. Khi đó, tôi xin nghỉ việc vào tháng, chọn được mặt bằng vào tháng 4, nhưng thiết kế cửa tiệm và khai trương vào giữa tháng 5. Thời điểm đó, thời tiết đã rất nóng, có ít người đi bộ qua đường. Do đó, tỷ lệ khách hàng mua trực tiếp rất thấp. Cùng lúc đó, không ít cửa hàng đồ uống khác đã khai trương trước cửa hàng của tôi cả tháng trời, sức cạnh tranh quá lớn.

Do đó, nếu muốn mở quán trà sữa, đồ uống, khi đã quyết định bạn cần lựa chọn "đúng thời điểm" để khai trương. Quá trình chuẩn bị cần phải hoàn tất trước mùa cao điểm nắng nóng. Trong kinh doanh, chậm trễ 1 ngày là lỗ 1 ngày tiền thuê, chi phí vận hành, ảnh hưởng đến doanh thu rất nhiều.

 

Kỹ sư IT bỏ việc đi mở quán trà sữa, 3 năm gánh món nợ 1,3 tỷ đồng: Tôi quá ngây thơ khi tin rằng kinh doanh trà sữa "dễ kiếm tiền" - Ảnh 2.


 Sai địa điểm

Dù chọn vị trí tiệm trà ở khu vực quảng trường, nhiều người qua lại. Những tôi không tính toán chuẩn ở đối tượng uống trà. Khi đó, tôi cảm thấy, miễn là có nhiều người qua lại, thì họ chính là khách hàng của mình. Tuy nhiên, sai lầm ở chỗ, những người thường xuyên qua lại khu vực này lại không có nhu cầu uống loại trà mà tôi bán.

Thiếu "nhân hòa"

"Nhân hòa" là yếu tố quan trọng thứ 3 khi khởi nghiệp kinh doanh. Hiện tại khi nhìn lại, tôi cảm thấy vấn đề lớn nhất của tôi là thiếu nhân hòa, bất nguồn từ chính tôi. Từ việc mua sắm nguyên liệu sản phẩm, công thức pha chế, nghiên cứu và phát triển thương hiệu, chuẩn bị logo, trang trí cửa hàng tôi đều tự mình làm tất cả… Mặc dù cuối cùng, tiệm trà của tôi đã có thể khai trương, nhưng quá trình chuẩn bị có  quá nhiều vấn đề nảy sinh: Thời gian cải tạo chậm trễ 1 tháng, hiệu ứng trang trí không phù hợp… dẫn đến bị lỡ mất thời điểm khai trương tốt nhất.

Bên cạnh đó, tôi không có phương thức quảng cáo nào ngoài việc trang trí cửa hàng, thu hút người qua lại. Nếu như thời điểm đó tôi biết tới các phương pháp tiếp thị trực tuyến, phát tờ rơi, bán hàng qua ứng dụng… thì có lẽ mọi việc đã khác.

Vì là lần đầu tiên khởi nghiệp nên tôi cũng thực sự bối rối và mắc nhiều sai lầm.

Thực ra, nếu tôi tìm được một người bạn có vốn để hợp tác và tập trung làm sản phẩm thì có thể kết quả đã khác. Nhưng lúc đó tôi vẫn muốn tự mình làm tất cả, kết quả là trải nghiệm này lỗ hơn 1,5 tỷ đồng. Vì vậy nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh, tốt hơn hết bạn nên tìm 1-2 người bạn cùng chí hướng để cùng thực hiện. Điều này sẽ không chỉ chia sẻ áp lực của mọi thứ, mà còn giúp các quyết định kinh doanh của bạn đúng đắn hơn.

Quyết tâm làm lại, nhưng vẫn quá "ngây thơ"

Sau khi thất bại lần đầu, tôi lại quay lại thành phố làm việc. Nhưng trong lòng vẫn ấp ủ ý định khởi nghiệp. 1 năm sau, sau khi tìm hiểu kỹ thị trường, tôi quyết định mở quán trà sữa tại cổng 1 trường đại học nhưng lại thất bại. Bạn bè người thân của tôi lúc đó cho rằng, tôi đã chọn thời điểm khởi nghiệp sai lầm. Bởi tôi phạm phải điều cấm kỵ lớn trong kinh doanh: Khởi nghiệp trong nợ nần.

Khi bạn phải vay quá nhiều tiền để khởi nghiệp, nhiều quyết định sẽ bị chi phối bởi nợ nần. Thời điểm tìm mặt bằng cho lần khởi nghiệp thứ 2, tôi có 2 lựa chọn: 1 vị trí địa điểm tốt, phí chuyển nhượng và tiền thuê 1 năm là 100.000 NDT, vị trí còn lại giá thuê chỉ 20.000 NDT, không mất phí chuyển nhượng. Không cần băn khoăn nhiêu, tôi đã chọn vị trí giá rẻ hơn.

  

Kỹ sư IT bỏ việc đi mở quán trà sữa, 3 năm gánh món nợ 1,3 tỷ đồng: Tôi quá ngây thơ khi tin rằng kinh doanh trà sữa "dễ kiếm tiền" - Ảnh 3.


Sau kinh nghiệm thất bại lần 1, việc chuẩn bị kinh doanh của tôi đã được cải thiện hơn nhiều. Nhưng do yếu tố vị trí không thuận lợi, việc kinh doanh cũng rất èo uột. Tôi cố gắng tung ra nhiều hoạt động khuyến mại để thu hút khách hàng mới, nhưng việc tuyên truyền không hiệu quả, lượng khách tăng rất chậm. Và rồi, ở vị trí đẹp hơn mà tôi không chọn, cũng có một người khác mở quán trà sữa. Nó khiến cửa hàng của tôi hoàn toàn lép vế. Tôi chỉ cầm cự được 1 năm rồi đóng cửa. Khi trả lại mặt bằng, kết thúc hợp đồng thuê nhà, tôi nợ hơn 1,3 tỷ đồng nữa.

Đó là thời điểm mệt mỏi nhất trong cuộc đời tôi. 3 năm trôi qua, tôi gánh trên vai món nợ 1,3 tỷ đồng, không ngừng tìm kiếm ý tưởng mới, thay đổi công thức để kinh doanh. Tôi thực sự hối hận, nhưng cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Qua 2 lần thất bại, tôi quyết định đi làm thuê cho các chuỗi đồ uống lớn để học hỏi kinh nghiệm. Tôi tin với khả năng và kinh nghiệm của mình, số nợ kia tôi sẽ trả hết sớm thôi.

Những người muốn khởi nghiệp và mở cửa hàng hãy suy nghĩ kỹ hơn trước khi bắt đầu. Bạn có sẵn sàng chấp nhận thất bại, khả năng chịu đựng của bạn đối với khoản nợ của bạn là bao nhiêu… Tôi hy vọng bạn sẽ tránh mắc phải những sai lầm tương tự trong quá trình mở cửa hàng và bạn sẽ tiến gần đến thành công hơn tôi.

Lưu Ly

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên