Là trung tâm tài chính châu Á nhưng Singapore lại không hề hấp dẫn đối với các startup đang bùng nổ ở Đông Nam Á
Định giá thấp và tính thanh khoản yếu khiến nhiều doanh nghiệp quyết định bán cổ phiếu.
- 22-08-2019Phu nhân Thủ tướng Singapore lên tiếng bảo vệ chồng trước bài viết chỉ trích ông đang nhận lương quá cao
- 14-08-2019Singapore sẽ tăng trưởng 0% vì chiến tranh thương mại "gõ cửa" toàn khu vực
- 17-07-2019Xuất khẩu của Singapore "lãnh đủ" bởi chiến tranh thương mại
- 14-07-2019Nền kinh tế internet của châu Á đang bùng nổ, Việt Nam cũng bắt đầu chấp nhận rủi ro và triển khai những dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường, tại sao Singapore vẫn thụt lùi?
Khi Razer và Sea Group, những kỳ lân công nghệ (startup có giá trị 1 tỷ USD trở lên) tại Singapore, tập hợp để niêm yết tại Hồng Kông và New York vài năm trước, thị trường trong nước đã hiểu rõ cần phải thay đổi.
Một năm sau đó, Sàn Giao dịch Chứng khoán Singapore (SGX) công bố những điều luật mới cho phép các tập đoàn niêm yết cổ phiếu đa quyền, một cấu trúc gọi vốn được các doanh nghiệp công nghệ ủng hộ, nhằm thu hút đầu tư. SGX còn ký kết thoả thuận với Nasdaq của Mỹ và Sở Giao dịch Chứng khoá Tel Aviv nhằm tiến hành niêm yết song song và thứ cấp giúp các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh mở rộng quy mô trên toàn cầu.
Trong năm nay, SGX đã cung cấp khoản tài trợ trị giá 75 triệu đô la Singapore (54 triệu USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ chi trả chi phí niêm yết, dù Muthukrishnan Ramaswami, chủ tịch của SGX, cho biết ông sẽ từ chức vào cuối năm nay sau khi tiến hành tái cấu trúc nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Theo SGX, những nỗ lực này sẽ giúp Singapore trở thành một trung tâm gây vốn thu hút nhiều sự quan tâm.
Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa đủ hiệu quả. Thị trường cổ phiếu Singapore vẫn sụt giảm. Nhiều nhà đầu tư đã đặt ra câu hỏi liệu SGX có đủ năng lực phục vụ các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.
Theo dữ liệu của Bloomberg, trong vòng 5 năm tính tới 30/6 năm nay, đã có 910 doanh nghiệp huỷ bỏ niêm yết trên SGX bên cạnh 710 doanh nghiệp mới niêm yết. Chỉ trong nửa đầu năm nay, mặc dù tốc độ bùng nổ công nghệ khu vực Đông Nam Á rất cao, nhưng đã có 28 doanh nghiệp huỷ bỏ niêm yết trên 26 doanh nghiệp mới niêm yết trên SGX.
Leng Ng, giám đốc thị trường vốn tại Fidelity International tại Singapore, cho biết xu hướng này xuất phát từ tình hình định giá và thanh khoản thấp cũng như nguồn vốn dồi dào trên thị trường vốn cổ phần tư nhân. Giá trị vốn hoá của thị trường chứng khoán Singapore (645 tỉ USD) còn kém xa của Hồng Kông (2,7 nghìn tỉ USD).
Về động thái của Razer và Sea Group trong năm 2017, Leng cho biết: "Dù SGX có thể không phải là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, nhưng việc các doanh nghiệp địa phương tìm kiếm cơ hội niêm yết tại các thị trường quốc tế là một xu hướng đáng lo ngại."
Theo Harsh Modi, đồng chủ tịch của bộ phận nghiên cứu cổ phiếu tài chính châu Á cho JPMorgan tại Singapore, bùng nổ đầu tư cho các doanh nghiệp công nghệ Đông Nam Á do Trung Quốc dẫn đầu có thể sẽ thúc đẩy nhiều doanh nghiệp niêm yết tại địa phương.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng SGX chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp tiềm năng nhất trong khu vực. Theo Min-tze Lean, luật sư tại Baker McKenzie Wong & Leow, việc mở rộng đầu tư rủi ro nhanh chắc chắn sẽ đảo chiều xu hướng huỷ bỏ niêm yết chung.
Theo Justin Hall, đối tác tại Golden Gate Ventures - một doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm tại Singapore, mọi doanh nghiệp đều mong muốn niêm yết tại Mỹ, do đó, nên có những thị trường công khác, nơi các doanh nghiệp địa phương có thể niêm yết.
SGX cũng gặp phải một thách thức mới: thế hệ kỳ lân startup tiếp theo đang phát triển nhanh chóng nhờ hợp tác với các tập đoàn lớn giàu có và những kỳ lân lớn hơn khác.
Theo Refinitiv, một đơn vị cung cấp dữ liệu, tổng trị giá các thương vụ mua bán các doanh nghiệp công nghệ Đông Nam Á trong nửa đầu năm nay đạt 4,8 tỉ USD, chiếm 80% tổng giá trị năm ngoái. Những quỹ lớn như SoftBank, Alibaba hay Tencent, cùng những ông lớn công nghệ khác tại khu vực như Tokopedia của Indonesia đã cho các nhà đầu tư một lối thoát.
Elvin Zhang, chủ tịch bộ phận đầu tư tại Gear Innovation, một chi nhánh đầu tư của Sinar Mas, một trong những tập đoàn lớn nhất Indonesia, cho biết các sàn giao dịch với lượng giao dịch thấp và quy mô nhỏ đem đến cơ hội cho các tập đoàn lớn.
Tổng giám đốc John Riady của Lippo, một tập đoàn khác tại Indonesia, đã tiến hành 24 khoản đầu tư, và mới đây, đã mua lại hai startup trị giá trong khoảng 20-40 triệu USD thông qua dịch vụ ví điện tử Ovo của mình. Ông đánh giá cao các tập đoàn lớn và nhiều startup như Go-Jek và Traveloka vì đã góp phần xây dựng một khung tham chiếu cho hoạt động gây vốn chú trọng vào tăng trưởng.
Trước tình hình hiện tại, Mohamed Nasser Ismail, chủ tịch phụ trách các thị trường vốn cổ phần của SGX, không hề nản lòng và cho biết SGX có danh sách IPO chất lượng, bao gồm của các công ty công nghệ, chuẩn bị ra mắt thị trường trong một vài tháng tới. Ông cho biết: "Việc giới thiệu cấu trúc niêm yết cổ phần đa quyền sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho cả đơn vị phát hành và các nhà đầu tư."