MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lại một tuần "hỗn loạn" đang đón chờ thị trường chứng khoán

20-02-2022 - 07:39 AM | Tài chính quốc tế

Lại một tuần "hỗn loạn" đang đón chờ thị trường chứng khoán

Căng thẳng Ukraine cộng với những lo ngại về việc FED tăng lãi suất tiềm năng tạo ra một tuần hỗn loạn trên thị trường.

Thị trường đang ở thế có thể chọc thủng đáy ngắn hạn

Thị trường chứng khoán đang phải đối mặt với một tuần hỗn loạn khác, khi các nhà đầu tư tập trung theo dõi tình hình Ukraine cũng như tiếp tục điều chỉnh danh mục đầu tư trước việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị tăng lãi suất.

Tuần qua, cổ phiếu đã biến động theo cả hai hướng. Tuy nhiên, Dow Jones chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất nhiều tháng vào ngày 17/2 khi giảm tới hơn 600 điểm. Xét cả tuần, Dow Jones giảm 1,9%, Nasdaq giảm 1,7% trong khi S&P 500 giảm 1,6%. Năng lượng, dịch vụ truyền thông và tài chính là những lĩnh vực kém hiệu quả nhất tuần qua.

Thị trường tiếp tục dao động với những diễn biến xung quanh căng thẳng ở Ukraine. Trước khi vấn đề này bị hâm nóng, chứng khoán Mỹ đứng trước tiềm năng bùng nổ. Hai tuần trước, S&P 500 cố gắng kiểm tra lại ngưỡng 4.600 điểm sau khi chạm mức thấp 4.222 điểm vào ngày 24/1. Điều này xảy ra ngay cả khi lạm phát và chính sách lãi suất của FED gây áp lực.

Lại một tuần hỗn loạn đang đón chờ thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

"Tuy nhiên, vấn đề Ukraine đã hạ gục tất cả. Bây giờ, thị trường đang ở trong tình huống mà có thể chọc thủng đáy ngắn hạn được xác lập gần 1 tháng trước", Jim Paulsen, chiến lược gia đầu tư tại The Leuthold Group, nói.

Giống với cuối tuần trước, những tin tức chấn động về căng thẳng Ukraine cũng được đưa ra trong cuối tuần này. Tổng thống Mỹ Joe Biden tin rằng người đồng cấp Nga Vladimir Putin sẽ tấn công Ukraine trong tuần tới hoặc sớm hơn. Chưa rõ tác động của thông tin này tới thị trường chứng khoán Mỹ bởi nó được đưa ra sau giờ đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần.

"Là một nhà đầu tư, điều đó sẽ khiến bạn mắc kẹt và về mặt kỹ thuật, bạn sẽ phải tự hỏi liệu chứng khoán Mỹ có thủng đáy ngắn hạn hay không. Tôi không rõ 2 tháng tới sẽ ra sao nhưng 6 tháng tới chắc hẳn sẽ tốt", Paulsen nói.

Scott Redler, giám đốc chiến lược tại T3Live.com – người theo dõi các chỉ số kỹ thuật ngắn hạn, nói rằng S&P 500 có khả năng sẽ kiểm tra lại mức đáy tháng 1. Tính đến hết 18/2, S&P 500 ở mức 4.348 điểm.

"Câu chuyện của năm nay là lạm phát và chính sách của FED. Ngay cả khi mối đe dọa từ căng thẳng Nga – Ukraine không còn nữa, thị trường vẫn có thể sẽ phải đối mặt với những biến động khi FED tiến hành tăng lãi suất mà lần tăng đầu tiên được dự báo vào tháng 3 tới", Redler nói.

Theo đó, vấn đề xung đột ở Ukraine sẽ không giải quyết được vấn đề tăng lãi suất từ 4-7 lần trong năm nay và việc FED thu hẹp bảng cân đối kế toán. Trong khi đó, lịch sử cho thấy thị trường thường phản ứng khá tiêu cực với việc FED tăng lái suất. Năm 2018, S&P 500 đã giảm 20% và Nasdaq giảm 24% khi FED tăng lãi.

Redler và các nhà phân tích kỹ thuật khác đang theo dõi mô hình giảm giá trên biểu đồ của S&P 500 và cho thấy nó có thể hình thành mô hình "đầu và vai", điều có thể mang lại nhiều biến động hơn. Theo đó, S&P 500 có thể rơi xuống 4.220 đến 4.280 điểm.

Lại một tuần hỗn loạn đang đón chờ thị trường chứng khoán - Ảnh 2.

"Sau khi nó hình thành, giá sẽ thấp hơn nếu đường viền cổ áo bị phá vỡ. Trong trường hợp đó, S&P 500 thậm chí còn có thể giảm xuống 3.900 điểm", Redler cho biết thêm.

Redler cũng đang theo dõi đồ thị của các cổ phiếu Big Tech. Cổ phiếu Apple là ví dụ. Hiện tại, nó đang cố duy trì mức giá 165-170 USD. Tuy nhiên, nếu nó thủng mức này, S&P 500 sẽ bị tác động và rơi nhanh hơn.

Lo ngại về chính sách lãi suất của FED đang dần được kiểm soát

Trên thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư đang cân nhắc việc FED tăng lãi suất trước những lo ngại về chiến tranh tiềm năng ở Ukraine. Hôm 18/2, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở mức 1,93%. Các nhà đầu tư coi đây là một hầm trú ẩn an toàn trước những diễn biến có thể xảy ra ở Ukraine.

Trước đó một tuần, thị trường lo lắng về khả năng FED sẽ mạnh tay hơn trong việc tăng lãi suất, bắt đầu với mức tăng 0,5% vào tháng 3. Tuy nhiên, những lo ngại về khả năng tăng nửa điểm đã mờ dần. Thị trường giả định FED chỉ tăng lãi suất 0,25%.

Không thiếu những nhân vật diều hâu trong FED. Tuy nhiên, biên bản cuộc họp khẩn cấp được công bố hôm 16/2 cho thấy FED ít diều hâu hơn so với lo ngại của thị trường. Không có dấu hiệu cho thấy các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang ủng hộ một đợt tăng lãi suất lớn hơn.

Lại một tuần hỗn loạn đang đón chờ thị trường chứng khoán - Ảnh 3.

Ben Jeffery, chiến lược gia tại BMO Capital Markets, cho biết: "Tôi nghĩ dựa trên những gì chúng tôi nghe được từ phút này, tất cả mọi người ngoại trừ Ballard (Chủ tịch FED St. Louis Jim Bullard) đều không thực sự ủng hỗ tăng lãi suất 50 điểm cơ bản".

Tuy nhiên, căng thẳng ở Ukraine khiến giá dầu tăng cao hơn do lo ngại lệnh trừng phạt trả đũa có thể hạn chế dầu Nga trên thị trường. Giá dầu WTI tăng trên 95 USD/thùng trong tuần qua, lần đầu tiên sau 7 năm. Tuy nhiên, đến cuối tuần, giá dầu đã giảm xuống 91 USD.

Vào thứ 6, thị trường phản ứng nhiều hơn với cáo cáo cho rằng Mỹ và Iran dường như sắp đạt được một thỏa thuận hạt nhân, điều cho phép dầu thô Iran trở lại thị trường toàn cầu. John Kilduff, đối tác của Again Capital, cho rằng điều này hoàn toàn có thể xảy ra khi Chính quyền Biden cần dầu còn người Iran thì cần tiền.

Tham khảo: CNBC

https://cafef.vn/lai-mot-tuan-hon-loan-dang-don-cho-thi-truong-chung-khoan-20220219212754606.chn

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên