Làm giàu bằng cách bỏ ra 5 phút mỗi ngày để học thói quen của những triệu phú tự thân lập nghiệp
“Thói quen hàng ngày có thể quyết định thành công trong cuộc sống, biến tài sản của bạn từ số lượng ít ỏi lên 7 chữ số”, Thomas C. Corley, người đã dành 5 năm nghiên cứu các thói quen hàng ngày của 177 triệu phú tự thân lập nghiệp cho biết.
Viết ra những mục tiêu cụ thể cho tiền của bạn
“Nếu muốn bắt đầu tích lũy sự giàu có, bạn cần phải hành động ngay. Bắt đầu bằng cách viết những mục tiêu cụ thể cho thu nhập hàng năm và tài sản ròng của bạn”, triệu phú T. Harv Eker viết trong Bí mật trong suy nghĩ triệu phú.
“Mục đích của bạn đặt ra phải to lớn, đừng tầm thường”, ông giải thích. “Vì vậy, khi thiết lập khung thời gian phù hợp để đạt được những mục tiêu này, bạn cần phải thực tế, đừng ngại nghĩ lớn và thách thức chính mình.
Nhiều người không có được những gì họ muốn, nguyên nhân hàng đầu là do họ không biết bản thân muốn gì. Người giàu lại hoàn toàn nắm rõ mục tiêu, họ muốn sự giàu có”.
Gửi thiệp cảm ơn
Corley khẳng định: “Cách nói lời cảm ơn thể hiện con người bạn. Đừng dùng Facebook, Tweet hay Instagram để bày tỏ cảm xúc, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn gửi một tấm thiệp cảm ơn”.
Khi ai đó nhớ ngày sinh nhật bạn, có thể họ sẽ giới thiệu một khách hàng hay giới thiệu bạn với một đối tác quan trọng, giúp đỡ bạn trong công việc. Do đó, đừng ngại ngần thể hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế, mọi người sẽ ấn tượng và dành nhiều thiện cảm cho bạn.
Tự động tích lũy
“Sợ hãi những lời chỉ trích là lí do chúng ta không tìm được thông tin phản hồi từ những người khác. Thông tin phản hồi rất cần thiết để bạn hoàn thiện bản thân, xác định mình nên hoặc không nên làm gì. Phản hồi giúp bạn hiểu nếu bạn đang đi đúng hướng. Tìm kiếm những lời chỉ trích, dù tốt hay xấu, là một yếu tố rất quan trọng cho việc học tập và phát triển”, Corley khẳng định.
Ngoài ra, những lời chỉ trích cho phép bạn thay đổi hành trình và thử nghiệm phương pháp kinh doanh mới. Các triệu phú tự thân lập nghiệp thành công nhất thực hiện thí điểm các dự án mới trước khi ra mắt. Bởi vậy, phản hồi cung cấp cho họ những thông tin cần thiết để thành công đặc biệt đối với lĩnh vực mạo hiểm.
Tạo danh sách những việc không nên làm
Người giàu thường tạo ra danh sách những việc họ không nên làm hàng ngày để tránh lãng phí thời gian hay vô tình tạo ra những thói quen xấu.
Một danh sách như vậy có thể bao gồm những việc như: Không xem truyền hình quá một giờ, đừng mua sắm bốc đồng ngày hôm nay hoặc không tốn thời gian để ngồi lê đôi mách …
Tuy nhiên, làm danh sách này không thể khiến bạn thành công, quan trọng hơn, bạn phải thực hiện nó. Thêm vào đó, bạn cũng nên tạo ra danh sách những việc nên làm và rèn luyện những thói quen tốt. Người giàu có luôn siêng năng làm những việc nhất định mỗi ngày cũng như tránh làm những hoạt động nhất định khác.
Thực hiện cuộc gọi 5 phút
Cuộc gọi năm phút có thể giúp bạn tiến một chặng đường dài.
Theo nghiên cứu của Corley, 80% người giàu có thực hiện những cuộc gọi vào sinh nhật, làm quen, cuộc gọi về các sự kiện tương ứng với 11%, 26%, và 3% người nghèo làm hoạt động tương tự.
Đây là các chi tiết nhỏ nhưng quan trọng, Corley nhấn mạnh. Chúng cho phép bạn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người thành công khác - một thói quen nền tảng của những người giàu. “Thu thập càng nhiều thông tin về mối quan hệ của bạn, càng quen biết nhiều người tài giỏi, cơ hội thành công của bạn càng cao”.
Thay vì nói “hoặc là”, bắt đầu nói “cả hai”
Người giàu không bao giờ nói “hoặc là cái này/hoặc là cái kia” - họ sẽ nói “cả hai”, bởi vì họ biết, họ có thể có tất cả.
Suy nghĩ này đặc biệt quan trọng khi nói về tiền bạc. Tầng lớp trung lưu nghèo và nhiều người tin rằng, họ phải chọn lựa giữa tiền bạc và các khía cạnh khác của cuộc sống. Do đó, họ đã hợp lý hóa một vị trí mà ở đó, tiền không còn quan trọng như những thứ khác.
Hãy tự nhủ bản thân: “Mình xứng đáng được giàu có”
“Những người trung bình tin rằng, giàu là một đặc ân chỉ được trao cho người may mắn. Sự thật là, ở một nước tư bản, bạn có quyền trở nên giàu có nếu bạn sẵn sàng tạo ra giá trị lớn cho nhiều người khác”, triệu phú Siebold cho biết.
Hãy bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao không phải là mình?” sau đó, bắt đầu suy nghĩ lớn. Người giàu luôn thiết lập những kỳ vọng của họ cao hơn bình thường.