MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát 2020 bị gây áp lực bởi giá thịt lợn cao ngất ngưởng

Nếu giá thịt lợn tiếp tục đứng ở mức cao như vậy sẽ là áp lực đối với lạm phát năm 2020 vì riêng thịt lợn chiếm 4,2% trong “rổ” tính toán CPI hàng tháng.

Theo các chuyên gia, mỗi kg thịt lợn bán lẻ đến tay người tiêu dùng phải qua 6-7 khâu khiến giá đội lên khoảng 40%. Giá thịt lợn hơi trên thị trường đao ở mức 75.000 - 90.000 đồng/kg, trong khi đó, giá bán lẻ trên thị tường là 140.000-180.000 đồng/kg. Nếu giá thịt lợn tiếp tục đứng ở mức cao như vậy sẽ là áp lực đối với lạm phát năm 2020. Riêng thịt lợn chiếm 4,2% trong “rổ” tính toán CPI hàng tháng.

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, chi phí trung gian trong giá thành thịt lợn hiện chiếm tỷ lệ lớn từ 70 - 90% giá lợn hơi. Vì vậy, giá thịt lợn trong nước vẫn ở mức cao dù thịt lợn hơi giảm. Theo khảo sát ở chợ truyền thống, giá thịt lợn hiện vẫn được bán phổ biến ở mức cao từ 110.000 - 170.000 đồng/kg tùy loại.

Giá thịt lợn đứng ở mức cao trong thời gian dài là điều đáng quan tâm, lo ngại cũng như tạo ra sức ép trung điều hành giá ở tầm vĩ mô năm 2020, ông Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định.

Như vậy, việc ổn định CPI đang dồn “gánh nặng” vào việc đưa giá thịt lợn hơi về mức 60.000-65.000 đồng/kg và là yếu tố quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% năm nay.

Lạm phát 2020 bị gây áp lực bởi giá thịt lợn cao ngất ngưởng - Ảnh 1.

Giá thịt lợn quá cao ảnh hưởng lớn tới lạm phát năm 2020. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Trước thực trạng trên, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan chức năng và địa phương tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tăng cường tái đàn, cân đối cung cầu để điều hành giá thịt lợn năm 2020 về mức từ 60.000 - 65.000 đồng/kg vừa đảm bảo lợi ích tiêu dùng, lợi ích của doanh nghiệp và ổn định vĩ mô.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm đưa giá lợn hơi giảm về mức khoảng 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5, gắn với việc bảo đảm lợi ích hợp lý, hài hòa giữa người sản xuất, khâu lưu thông phân phối và người tiêu dùng.

Ngoài ra, Bộ này cần xây dựng kế hoạch tái đàn, tổ chức chăn nuôi theo từng vùng, từng khu vực chăn nuôi (doanh nghiệp, hộ gia đình ) với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu trong nước ngay đầu quý III.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành chức năng và doanh nghiệp nhập khẩu đảm bảo nhập đủ số lượng thịt còn thiếu để bổ sung nguồn thiếu hụt trên thị trường từ nay đến quý III, không để thiếu nguồn cung thực phẩm quan trọng này trong mọi trường hợp, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay....

Theo Ngọc Khánh

VTCnews

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên