Làm sao chỉ trong 40 năm từ những làng chài nghèo, Quảng Châu, Thâm Quyến... biến thành siêu đô thị lớn nhất thế giới, GDP lớn hơn cả Hà Lan?
Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy từ một vùng ven biển với nhiều làng chài nhỏ, khu vực PRD (bao gồm những trung tâm tài chính lớn như Hồng Kông, Ma Cao, Thẩm Quyến) này đã phát triển trở thành nơi có mật độ đô thị lớn nhất thế giới, vượt qua cả Tokyo cả về quy mô lẫn dân số.
- 24-02-2017Từ các nhà máy Trung Quốc đến giỏ hàng của bạn, thế giới chào đón một đợt tăng giá mới
- 21-02-2017Bị tẩy chay ở Mỹ nhưng thương hiệu Ivanka Trump đang gây sốt ở Trung Quốc
- 21-02-2017Kinh tế Trung Quốc không thực sự tốt nếu nhìn vào những con số lớn
- 20-02-2017Trung Quốc đã bơm thêm 170 tỷ nhân dân tệ vào thị trường
Siêu đô thị lớn nhất thế giới
Trong những năm gần đây, mọi người thường nói đến điều thần kỳ của Trung Quốc khi tăng trưởng nhanh chóng trở thành thị trường số 1 thế giới và nền kinh tế lớn thứ 2 toàn cầu. Tuy nhiên, câu chuyện của vùng đồng bằng Châu Giang (Pearl River Delta- PRD), trung tâm của sự bùng nổ kinh tế Trung Quốc mới thực sự khiến các chuyên gia nước ngoài ngạc nhiên.
Nơi dòng Châu Giang chảy ra biển này có 9 thành phố lớn gồm: Quảng Châu, Đông Quản, Huệ Châu, Thâm Quyến, Triệu Khánh, Phật Sơn, Châu Hải, Giang Môn, Trung Sơn, nhưng cách đây 40 năm chỉ là những làng chài nhỏ. Nhưng hiện nay khu vực này là siêu đô thị chiếm tới 5% dân số Trung Quốc.
Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) khu vực PRD này đã phát triển trở thành nơi có mật độ đô thị lớn nhất thế giới, vượt qua cả Tokyo cả về quy mô lẫn dân số. Khu vực miền nam tỉnh Quảng Đông này đã chứng minh được đường lối phát triển kinh tế khá vững chắc trong vài thập kỷ qua.
Vào những năm đầu cải cách thập niên 80, đồng bằng Châu Giang chuyển mình từ một vùng nông thôn rộng lớn và thưa thớt dân cư thành một công xưởng sản xuất toàn cầu giá trị thấp. Bước sang thập niên 2000, khu vực này chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá trị lớn hơn nhưng đồng thời phải đối mặt với các vấn đề như chi phí lao động tăng cao, ô nhiễm môi trường...
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 diễn ra càng khiến PRD gặp khó khi nhu cầu cho các sản phẩm xuất khẩu của khu vực này suy giảm.
Trong khi mọi người bắt đầu nghi ngờ về đường lối phát triển cũng như tương lai của PRD, kinh tế đồng bằng Châu Giang bắt đầu hồi phục ngoạn mục. Nhờ sự hậu thuẫn của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), khu vực này đã đầu tư mạnh tay cho cơ sở hạ tầng cũng như ngành công nghiệp công nghệ cao với kỳ vọng trở thành một trong những khu vực công nghiệp hiện đại nhất trên thế giới, cạnh tranh với các vùng kinh tế như London, Paris hay Tokyo.
Nếu xét theo chỉ số GDP, đồng bằng Châu Giang hiện tương đương các nền kinh tế đứng thứ 15-18 thế giới như Mexico. Thậm chí kinh tế PRD còn lớn hơn cả Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ hay Ả Rập Xê Út.
Năm 2015, chỉ số GDP danh nghĩa bình quân đầu người của PRD đạt 107.011 Nhân dân tệ (17.182 USD), tương đương quốc gia đứng thứ 39 trong bảng xếp hạng các nước giàu nhất thế giới. Trong khi đó, số liệu của World Bank cho thấy Trung Quốc chỉ đứng thứ 72 trong bảng xếp hạng này.
Trong khi quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ và Châu Âu phải kéo dài hàng thập niên thì điều này lại diễn ra trong vòng vài năm ở Tây Á, nhất là những vùng như đồng bằng Châu Giang. Diện tích khu vực PRD này đã tăng từ 4.000 km2 năm 2000 lên 7.000 km2 năm 2010, đi kèm với đó là tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh. Chỉ trong 30 năm, tỷ lệ đô thị hóa tại đây đã tăng từ 28% lên 83%, mức tăng trưởng ấn tượng nhất Châu Á.
Hai thành phố lớn nhất của khu vực này là Quảng Châu và Thâm Quyến có mức GDP bình quân đầu người tương ứng là 21.865 USD và 22.106 USD. Cả hai đều có dân số hơn 10 triệu người.
Vậy đâu là lý do biến vùng nông thôn Quảng Châu trở thành trung tâm kinh tế của thế giới?
Dân số tại các thành phố lớn ở PRD tăng chóng mặt
Khởi đầu khiêm tốn
Ban đầu, vùng đồng bằng sông Châu Giang nhỏ hơn rất nhiều so với ngày nay và phải mất nhiều thế kỷ để 3 con sông lớn Đông Giang, Bắc Giang và Tây Giang bồi đắp phù sa tạo được khu vực màu mỡ như hiện tại.
Với vị trí thuận lợi gần vùng sông ngòi và giáp biển, Quảng Châu đã vô cùng nổi tiếng từ thời nhà Hán (206 trước công nguyên- 220 sau công nguyên). Khu vực này nằm trên cả 2 tuyến đường tơ lụa là đường bộ và đường biển. Giao thương hàng hóa của vùng này lan đến tận đế chế La Mã thời đó.
Mới đầu, do kỹ năng hàng hải còn yếu nên chủ yếu các cảng biển được những thương nhân nước ngoài đặt ở đảo Hải Nam. Đến thời nhà Đường, kỹ thuật hàng hải được nâng cao và Quảng Châu nghiễm nhiên trở thành nơi trung chuyển hàng hóa trung tâm của các thương nhân đến từ Đông Nam Á, Đông Á và thậm chí là cả Trung Đông.
Vào thời kỳ đó, rất nhiều thương nhân từ các nơi trên thế giới như Ả Rập, Ba Tư, Do Thái hay những dân tộc thuộc Ấn Độ, Indonesia ngày nay tụ tập tới Quảng Châu để buôn bán, qua đó biến khu vực này thành trung tâm kinh tế của thế giới.
Đồng bằng Châu Giang 1979 và...
... năm 2000
Đến thời cuối nhà Minh (1368-1644), Quảng Châu đã trở thành trung tâm thương mại lớn nhất Trung Quốc và cũng là nơi duy nhất được giao thương với nước ngoài.
Với nhu cầu thương mại lên cao như vậy, Quảng Châu đã phát triển được một hệ thống sản xuất công nghiệp khá lớn trong vùng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng được ưa chuộng thời đó như tơ lụa, trà, gốm sứ, đường, sắt, muối, bông...
Dẫu vậy, cuộc chiến thuốc phiện (1839-1860) khiến Trung Quốc thực hiện bế quan tỏa cảng đã ảnh hưởng nặng đến Quảng Châu cũng như Ma Cao. Việc kiểm soát nghiêm ngặt của nhà Thanh tại Quảng Châu cùng với sự mở cửa của Hồng Kông thời đó khiến các thương nhân dần rời bỏ sang Hồng Kông và Thượng Hải.
Từ vị thế là trung tâm thương mại thế giới, Quảng Châu nhanh chóng chuyển thành nơi chuyên xuất khẩu hàng hóa thô sau đó để xuất đi qua các bến cảng như Hồng Kông, Thượng Hải.
Đến thế chiến thứ II khi Nhật tấn công Trung Quốc cuối thập niên 30, nền tảng công nghiệp của Quảng Châu bị tàn phá nghiêm trọng và chỉ dần phục hồi sau khi đất nước thống nhất. Vào thập niên 50-60, nhiều ngành công nghiệp nặng được tăng cường xây dựng ở Quảng Châu theo kế hoạch Đại nhảy vọt của chính quyền Bắc Kinh.
Nhiều nhà máy nhỏ và vừa được sáp nhập thành những tổng công ty nhà nước. Dẫu vậy, tỷ lệ công nghiệp nặng của nước này chỉ tăng từ 10% năm 1949 lên 35% năm 1981.
Cảng Hồng Kông 1971 và...
... 2015
Chuyển mình
Mặc dù sự phát triển của ngành công nghiệp tại Quảng Châu thời kỳ này chưa thực sự hợp lý nhưng việc sáp nhập các nhà máy cũng như tập trung công nghiệp hóa đã tạo ra nhiều cơ sở vững chãi phát triển kinh tế sau này.
Đễn thời kỳ đổi mới, khi các dòng vốn nước ngoài cũng như từ Hồng Kông, Đài Loan chảy vào Quảng Châu, nền kinh tế khu vực này bắt đầu tỏa sáng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm xuất khẩu giá rẻ với chi phí nhân công thấp.
Nhờ sự phát triển của công nghiệp ở Thâm Quyến và Quảng Đông, nhiều ngành nghề khác trong vùng cũng nở rộ theo nhờ chuỗi giá trị của các nhà máy sản xuất cũng như sự thịnh vượng từ các dòng vốn nước ngoài đem lại.
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ 21, dòng vốn đầu tư chính ở Quảng Châu lại là chính phủ chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của nền kinh tế Quảng Châu, chính quyền Bắc Kinh đã thay thế dần người nước ngoài để trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại đây, tập trung chủ yếu vào các mảng bất động sản và phát triển doanh nghiệp địa phương.
Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp địa phương cũng bắt đầu xuất khẩu sang các thị trường mới nổi và tiềm năng, qua đó đóng góp thêm cho kinh tế trong vùng. Dần dần, vai trò của các công ty nước ngoài tại đây bị thay thế bởi nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương.
Hồng Kông năm 1964 và...
... năm 2016
Với khoảng 300.000 công ty nhỏ buôn bán đủ mọi mặt hàng cho các thị trường, từ Châu Phi cho đến Châu Á, từ Trung Đông cho đến Châu Âu, khu vực này đã trở thành điều thần kỳ tại Châu Á và dần lấy lại vị thế trung tâm thương mại của thế giới cách đây 1000 năm.
Dẫu vậy, các cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng như sự trỗi dậy của các nền kinh tế dồi dào lao động giá rẻ khác đã đe dọa đến vị thế của Quảng Châu, Hồng Kông và toàn vùng PRD. May mắn thay, hầu hết những công ty tìm kiếm chi phí nhân công rẻ và rút khỏi PRD là những doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các công ty đại phương đã tích cực chuyển đổi mô hình, nâng cấp sản xuất để thích ứng với thị trường.
Học tập theo mô hình cải cách kinh tế của Đức nhưng với tiến độ nhanh chóng hơn, đồng bằng Châu Giang chuyển đổi mô hình sang các ngành công nghệ cao, như sản xuất điện thoại di động, đồng thời xuất khẩu công nghệ, kỹ thuật và vốn của các ngành sản xuất kỹ thuật thấp sang các nền kinh tế mới nổi khác.
Chính phủ tỉnh Quảng Đông cũng đã đưa ra kế hoạch đầu tư 943 tỷ Nhân dân tệ nhằm tự động hóa các ngành nghề sản xuất và dự kiến 80% nhà máy sẽ tự động hóa vào năm 2020. Năm 2014, khu vực này cũng đã chi 672 tỷ Nhân dân tệ nhằm phát triển các vùng nông thôn, chuyển dần các nhà máy tốn lao động ra ngoại thành nhằm tạo không gian cho công nghiệp công nghệ cao.
Một ví dụ khác là Thẩm Quyến, thành phố này đã chi 4% GDP, tương đương 50 tỷ Nhân dân tệ cho nghiên cứu phát triển công nghệ vào năm 2013, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào ở Trung Quốc. Kết quả là mảng công nghệ của thành phố này đã tăng trưởng 9,3% so với năm trước và chiếm tới 50,4% tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp nói chung tại đây.
Thẩm Quyến năm 1964 và...
... năm 2015
Nhờ những cố gắng như thế, nền kinh tế khu vực PRD hồi phục được nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng 2008 và tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong nền kinh tế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, kinh tế phát triển khiến đời sống người dân nâng cao, kéo theo nhu cầu tiêu dùng và hàng loạt dịch vụ khác. Thống kê gần đây cho thấy tiêu dùng tại PRD thậm chí đã vượt qua Thượng Hải hay Bắc Kinh, qua đó thúc đẩy nhiều ngành nghề phát triển khác trong vùng.
Một yếu tố nữa khiến kinh tế PRD phát triển mạnh mẽ là hệ thống đa dạng các ngành nghề làm điểm tựa vững chắc phát triển cho toàn vùng, tránh tình trạng thiên hướng quá về 1 ngành nào đó. Trong khi Hồng Kông là trung tâm tài chính thì những ngành nghề như da dày, may mặc đã được phát triển ở Quảng Châu thập niên 80.
Sau đó là ngành xe hơi, hóa dầu thập niên 2000 rồi đến các ngành công nghệ cao giai đoạn gần đây. Tất cả tổng hòa tạo thành một mạng lưới cung ứng đầy đủ cho bất kỳ nhà đầu tư nào muốn xây dựng nhà máy nơi đây.
Năm 2015, thặng dư thương mại của vùng đồng bằng Châu Giang tương ứng với 22,5% GDP của vùng, một con số vô cùng ấn tượng so với những khu vực có mức GDP tương đương.
Thẩm Quyến năm 1985 và...
... năm 2015
Thẩm Quyến năm 1991 và...
...năm 2015
Quảng Châu năm 1949 và...
... năm 2015
Quảng Châu năm 1999 và...
... năm 2015
Quảng Châu năm 1991 và...
... năm 2015
Ma Cao năm 1991 và...
... năm 2016
Ma Cao năm 1964 và...
... năm 2016
Thời Đại