"Làm thế nào để hoa trong bình tươi lâu hơn?" - thiền sư giải thích đáp án, mang đến lợi ích trọn đời cho tất cả mọi người
Từ đáp án của câu hỏi "Làm thế nào để hoa cắm trong bình tươi hơn?", chúng ta sẽ nhận ra một chân lý vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chính mình.
- 13-04-2020Tìm về bình yên giữa mùa dịch với thiền thở - phương pháp được thiền sư Thích Nhất Hạnh cực kỳ đề cao: Đơn giản nhất, cơ bản nhất nhưng cũng hữu ích nhất!
- 24-01-2020Rót trà tràn cốc vẫn không dừng lại, thiền sư nói một câu khiến học giả tỉnh ngộ: Hóa ra để có tương lai thành công, tươi đẹp đơn giản đến vậy
- 19-01-20204 nhà sư cùng ngồi thiền, chi tiết nhỏ khiến tất cả đều bị gián đoạn: Hóa ra người càng thông minh càng ít nói, lặng lẽ mà thấu mọi chuyện mới là khôn ngoan
Cuộc hội thoại của thiền sư Vô Đức và người phụ nữ
Có một tín đồ Phật giáo, mỗi ngày đều hái một đóa hoa tươi đẹp nhất trong vườn nhà đem đến chùa dâng lên Đức Phật.
Một ngày nọ, khi người này đang dâng hoa lên điện Phật, tình cờ gặp thiền sư Vô Đức từ nơi thuyết pháp đi ra, thiền sư hoan hỉ nói:
"Thí chủ mỗi ngày đều thành kính dâng hoa thơm kính Phật, theo ghi chép trong kinh điển, người thường dâng hoa thơm kính Phật, kiếp sau sẽ được ban phúc báo tướng mạo trang nghiêm."
Vị tín đồ vô cùng vui vẻ trả lời: "Việc này là việc nên làm, mỗi ngày khi con đến chùa lễ Phật, tự cảm thấy linh hồn mình được gột rửa sạch sẽ, nhưng khi quay về nhà, trong lòng con lại lo lắng không yên. Là nữ chủ nhân của gia đình, con phải làm thế nào để giữ được một trái tim thanh tịnh thuần khiết trong cuộc sống ồn ào xô bồ này?
Thiền sư Vô Đức hỏi lại: "Con lấy hoa tươi dâng Phật, ta tin rằng con cũng có biết chút ít về việc thường thức hoa cỏ, bây giờ ta hỏi con, con làm cách nào để giữ cho đoá hoa cắm trong bình được tươi lâu hơn?"
Ảnh minh họa.
Vị tín đồ trả lời: "Cách để giữ cho một đoá hoa được tươi lâu là thay nước hằng ngày và mỗi lần thay nước như vậy ta nên cắt đi một đoạn cuống hoa, bởi đoạn cuống hoa đó ở trong nước dễ nên sẽ bị thối rữa, mà khi bị thối rồi thì khó hấp thụ nước và dưỡng chất trong nước, rất dễ bị tàn úa!"
Thiền sư Vô Đức lại nói: "Đạo lý để giữ được một trái tim thanh tịnh thuần khiết cũng giống như vậy, môi trường sống của chúng ta giống như nước trong bình, chúng ta chính là hoa, chỉ có thể không ngừng thanh lọc cơ thể và tâm trí chúng ta, thay đổi khí chất của chúng ta, đồng thời không ngừng sám hối, kiểm điểm, cải thiện những thói xấu, nhược điểm của bản thân, như vậy mới có thể không ngừng hấp thu được tinh hoa của thiên nhiên và cuộc sống."
Vị tín đồ sau khi nghe xong, vui mừng cảm ơn và nói:
"Cảm ơn thiền sư đã làm cho đầu óc con được thông suốt, hy vọng sau này con có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thầy và được sống một khoảng thời gian như phật tử trong chùa, để cảm nhận chuông sớm trống chiều, sự yên tĩnh và thanh tịnh trong tiếng tụng kinh cõi Phật."
Thiền sư Vô Đức nói: "Hơi thở của con là tiếng hát kinh Phật, mạch máu đang đập chính là tiếng chuông tiếng trống, thân thể con chính là chùa chiền và đôi tai con chính là bồ đề, mọi nơi đều là sự yên tĩnh, chỉ cần tâm thanh tịnh nơi đâu cũng có thể tu hành hà tất phải chờ cơ hội sống ở trong chùa?"
Lời bình
Quả như lời thiền sư Vô Đức nói, xã hội hiện đại luôn ồn ào náo nhiệt nhưng chúng ta có thể tu hành ở bất cứ nơi đâu, miễn là tâm ta thanh tịnh, đâu nhất thiết phải lên chùa sống mới gọi là tu hành.
Cuộc sống này khắp nơi đều là đạo trường và chúng ta có thể tu dưỡng bản thân trong từng lời nói, từng cử chỉ, hành động, việc làm của chính mình.
Chỉ cần chúng ta có thể tự làm mới mình mỗi ngày, luôn tự xem xét lại bản thân, loại bỏ đi lớp bụi bám bên ngoài linh hồn, vậy là chúng ta đã có thể giữ cho mình sự mới mẻ, thuần khiết, giống như những đóa hoa kia, nhờ được thay nước và cắt đi phần thối rữa hàng ngày mà giữ được sự tươi mới, đẹp đẽ lâu hơn.
Trí thức trẻ