Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ Mỹ bị đóng cửa lâu đến vậy và chưa dấu hiệu nào cho thấy nó sắp kết thúc
Sự việc chính phủ Mỹ đóng cửa một phần tính đến hôm thứ Bảy đã là ngày thứ 22 nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
- 13-01-2019Infographic: Bức tường biên giới khiến chính trường Mỹ chia rẽ sâu sắc
- 12-01-2019Mỹ: Chính phủ đóng cửa, nhân viên liên bang rao bán tài sản
- 11-01-2019Đóng cửa chính phủ Mỹ: Canh bạc liều lĩnh?
Nguyên nhân của việc này đến từ những bất đồng sâu sắc giữa Tổng thống Trump và đảng Dân chủ về khoản ngân sách để xây dựng bức tường dọc biên giới Mexico và Mỹ. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có hướng giải quyết rõ ràng cho tình trạng này, nếu chính phủ vẫn tiếp tục đóng cửa thì sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Những cuộc đàm phán giữa hai bên hiện vẫn ở trạng thái bế tắc và không có thêm cuộc đàm phán nào được lên kế hoạch vào cuối tuần hay đầu tuần tới. Hôm thứ Năm vừa rồi, tại đồi Capitol, Nhà Trắng đã đưa ra những nỗ lực để đạt được một thoả thuận và nhóm ngân sách của ông Trump đang đưa ra kế hoạch dự phòng cho tình trạng chính phủ đóng cửa kéo dài đến cuối tháng 2, theo một quan chức chính quyền.
Nhiều người biểu tình bên ngoài Nhà Trắng do chính phủ đóng cửa
Sự việc đã gây ảnh hưởng đến khoảg 800 nghìn công nhân liên bang, họ đã không nhận được tiền lương trong ngày thứ Sáu, trong khi đó một số người còn nhận được thông báo về phiếu lương với con số 0.00 USD. Đó là bởi các công đoàn đã kiện chính phủ vì yêu cầu nhân viên của họ làm việc mà không nhận được lương. Hơn nữa, có ít nhất một sân bay đã phải dừng hoạt động một đường bay bởi thiếu nhân viên an ninh - những người này cũng không nhận được lương vào hôm thứ Sáu.
Ông Trump cho biết ông dự định ký một dự luật để đảm bảo rằng các nhân viên liên bang sẽ được lại số tiền lương đó khi chính phủ mở cửa trở lại.
Cho đến hiện tại, đảng Dân chủ và ông Trump vẫn đang trong tình trạng bất đồng sâu sắc và lãnh đạo đảng này tuyên bố họ sẽ không đồng ý với việc cấp thêm 5,7 tỷ USD vào ngân sách cho bất kỳ bức tường hay hàng rào nào của tổng thống.
Một số đồng minh của ông Trump cũng khuyến khích ông tuyên bố về tình trạng khẩn cấp của quốc gia và hướng đến những quỹ khác để có thể xây dựng bức tường. Tuy nhiên, ông nói rằng sẽ không vội vàng tìm đến lựa chọn đó, bởi có thể sẽ bị kiện ra toà và nếu chính phủ sụp đổ thì quyền lực của các tổng thổng của đảng Dân chủ trong tương lai sẽ được bành trướng.
"Tôi sẽ không vội vàng thực hiện điều đó bởi đây là việc mà Quốc hội nên làm", ông Trump trả lời các phóng viên trong cuộc họp với các quan chức thực thi pháp luật - những người ủng hộ bức tường. Vào hôm thứ Bảy, khi Quốc hội nghỉ làm việc vào cuối tuần, ông Trump đã chia sẻ một dòng tweet đầu tiên về việc chính phủ đóng cửa rằng: "Đảng dân chủ nên quay trở lại Washington và làm việc cho đến khi chính phủ mở cửa trở lại", thêm vào đó ông còn nhắc lại về "cuộc khủng hoảng nhân đạo" ở biên giới phía Nam.
Cuộc họp gần đây nhất của ông Trump, chủ tịch Hạ viên Nacy Pelosi, nhà lãnh đạo thiểu số Thượng viện Chuck Schumer và các lãnh đạo đảng Cộng hoà đã kết thúc với việc ông Trump bỏ ra ngoài. Sau khi Pelosi nói rằng bà sẽ không cấp thêm ngân sách để xây dựng bức tường biên giới kể cả khi ông Trump mở cửa chính phủ. Sau đó, tổng thống đáp lời bằng câu "tạm biệt" và bỏ ra ngoài phòng họp.
Sau cuộc gặp với ông Trum hôm thứ Sáu, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Lindsey Graham của South Carolina đã nói ông và tổng thống thấy rõ ràng rằng "đảng Dân chủ không muốn tiến tới một thoả thuận và sẽ không bao giờ ủng hộ bức tường." Ông viết trên Twitter rằng chỉ có một lựa chọn duy nhất cho ông Trump là ban bố về tình trạng khẩn cấp quốc gia ngay bây giờ."
Trong tuần này, Đảng Dân chủ Hạ viện cũng như một số ít thành viên của đảng Cộng hoà đã bỏ phiếu về các dự luật để mở cửa lại chính phủ. Nhưng Thượng viện do đảng Cộng hoà kiểm soát đã từ chối xem xét những biện pháp đó trừ khi ông Trump đồng ý kí. Nhà Trắng cho biết tổng thống sẽ phủ quyết luật tài sợ trừ khi các yêu cầu của ông đối với bức tường biên giới được đáp ứng.