MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Láng giềng Việt Nam một lần nữa phá vỡ kỷ lục: Tung ra công nghệ đỉnh cao gây chấn động ở Trung Đông, có tiền cũng không mua được!

01-08-2023 - 10:32 AM | Kinh tế số

Láng giềng Việt Nam một lần nữa phá vỡ kỷ lục: Tung ra công nghệ đỉnh cao gây chấn động ở Trung Đông, có tiền cũng không mua được!

Trung Quốc một lần nữa phá vỡ kỷ lục thế giới, tung ra công nghệ đỉnh cao gây chấn động ở Trung Đông.

Hiện nay, sự gia tăng dân số toàn cầu khiến nhu cầu về sản lượng lương thực không ngừng tăng lên. Để giảm bớt áp lực về nhu cầu lương thực toàn cầu, nhiều quốc gia đã thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để tăng sản lượng lương thực.

Với quốc gia có dân số đông như Trung Quốc, quốc gia này đã phải sử dụng nhiều phương pháp trong việc gieo trồng hạt giống năng suất cao nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực quốc gia và hướng tới xuất khẩu. Hơn nữa, Trung Quốc còn sử dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến để mở rộng diện tích đất canh tác.

Hiện nay, tài nguyên đất đang trở nên khan hiếm, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón bị lạm dụng. Cùng với đó, dân số sẽ tiếp tục gia tăng,việc giải quyết vấn đề và phát triển bền vững đã trở thành một vấn đề cấp bách mà nhiều nước cần giải quyết hiện nay. Theo đó, Trung Quốc đã ứng dụng tối đa trí tuệ nhân tạo AI vào phát triển nông nghiệp.

Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để canh tác đất đai phục vụ nông nghiệp. Với sự trợ giúp của công nghệ AI, Trung Quốc đã có thể nắm bắt chính xác từng bước gieo trồng, tưới nước, bón phân. Công nghệ AI đã biến tập quán canh tác “trông trời, nhìn đất” trước đây thành những bước hướng dẫn chính xác xuất phát từ phân tích dữ liệu.

Sau khi có trí tuệ nhân tạo, phát triển nông nghiệp của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi, người nông dân giờ đây có thể điều khiển robot để làm ruộng ngay trong phòng máy lạnh. Những điều mà trước đây tưởng chừng là không thể.

Chính vì vậy, ngành công nghiệp thực phẩm được ứng dụng công nghệ hàng đầu của Trung Quốc đã gây chấn động ở Trung Đông. Tuy nhiên, công nghệ lõi trong phát triển nông nghiệp bị cấm xuất khẩu nên các nước trên thế giới có tiền cũng không thể mua được hệ thống phát triển nông nghiệp thông minh của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc một lần nữa phá vỡ kỷ lục trong lĩnh vực phát triển công nghệ.

Trước đây, Trung Quốc đã liên tục phá vỡ kỷ lục thế giới trong phát triển một số công nghệ tiên tiến. Điển hình như công nghệ truyền dữ liệu bằng cáp quang, Cụ thể, các nhà khoa học Trung Quốc đã thông báo phá vỡ kỷ lục thế giới về công suất truyền dữ liệu cáp quang đa lõi một chế độ, đạt mức 4,1 Pbit/s với cáp quang 19 lõi.

Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp quốc gia về mạng lưới và công nghệ truyền thông quang học thuộc Tập đoàn công nghệ thông tin và truyền thông Trung Quốc (CICT) trước đó từng lập kỷ lục thế giới vào tháng 11 năm ngoái với mốc 3,03 Pbit/s.

Trong 6 tháng sau, Trung Quốc đã tự phá vỡ kỷ lục và đạt công suất truyền tổng cộng 4,1 Pbit/s, tăng gần 40% so với kỷ lục năm ngoái. Để tạo ra kỷ lục mới, Trung Quốc cho biết đội nghiên cứu và phát triển đã tối ưu hóa và nâng cấp cấu trúc hệ thống quyền quang học và thuật toán xử lý tín hiệu kỹ thuật số.

Duy trì băng thông 17 THz với các băng tần S, C và L, nhóm nghiên cứu tối ưu hóa một số thiết bị điện quang trong hệ thống để quang phổ trong miền quang học siêu rộng, cải tiến hiệu suất của kênh truyền ở những băng tần khác nhau. Đồng thời, Trung Quốc cũng áp dụng thuật toán cao cấp để tận dụng tối đa công suất truyền của 680 kênh bước sóng ở băng tần S, C và L.

Cùng với đó, Trung Quốc đã phá vỡ kỷ lục thế giới với công nghệ tạo mặt trời nhân tạo. Cụ thể, lò phản ứng Tokamak siêu dẫn tiên tiến thử nghiệm (EAST) hay thường được gọi là “mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc tiếp tục xác lập một kỷ lục mới trên thế giới, khi tạo ra và duy trì plasma cực nóng trong gần 7 phút.

Kỷ lục này cũng là một bước tiến lớn đối với Trung Quốc về nghiên cứu vật lý cơ bản, kỹ thuật nhiệt hạch cũng như vận hành và bảo trì dự án. Phản ứng nhiệt hạch – quá trình tương tự mà Mặt Trời trải qua để tạo ra ánh sáng và nhiệt - được coi là nguồn năng lượng an toàn, sạch và gần như vô hạn.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học vẫn luôn nỗ lực phát triển “mặt trời nhân tạo” bằng cách nung nóng các nguyên tử hydro lên trên 100 triệu độ C và giữ chúng đủ lâu để chúng có thể hợp nhất thành các nguyên tử nặng hơn, giải phóng năng lượng khổng lồ trong quá trình này.

Minh Tiến

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên