MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì để chèo lái đưa cả công ty vượt qua khủng hoảng?

01-04-2020 - 19:09 PM | Tài chính quốc tế

Nhân viên sẽ cảm thấy bất an và tìm đến người lãnh đạo để được chỉ dẫn trong thời điểm khó khăn. Như ở trong cuộc khủng hoảng Covid-19, đôi khi vấn đề này sẽ là điều mà ít chủ doanh nghiệp có thể tính toán một cách hợp lý.

Khi mọi việc đều diễn ra trơn tru và thuận lợi, công việc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khá dễ dàng. Nền kinh tế phát triển theo hướng bùng nổ, họ nhận được một loạt đơn đặt hàng và không phải đưa ra quyết định khó khăn nào về cắt giảm nhân sự hay ngân sách. 

Việc một công ty gặp vấn đề không phải là điều không thể, nhưng giờ đây, thuỷ triều đang dâng lên và "nuốt trọn" mọi con thuyền. Đó là một cuộc khủng hoảng mà vị thuyền trưởng phải thể hiện lòng can đảm, tài lãnh đạo của họ. Nhân viên sẽ cảm thấy bất an và tìm đến người lãnh đạo để được chỉ dẫn trong thời điểm khó khăn. Như ở trong cuộc khủng hoảng Covid-19, đôi khi vấn đề này sẽ là điều mà ít chủ doanh nghiệp có thể tính toán một cách hợp lý. 

Trong lĩnh vực chính trị, những ví dụ rõ ràng về lãnh đạo vượt qua khủng hoảng thành công là cựu Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill. Cả 2 nhân vật này đều đưa ra những quyết định khá… thất thường. Tuy nhiên, bù lại họ là những nhà ngoại giao cực kỳ tài năng. 

Phong cách lãnh đạo của 2 người có điểm khác biệt, nhưng công chúng nhìn chung vẫn gặp chút khó khăn trong việc hiểu được thông điệp cốt lõi của họ. Ông Roosevelt nói rõ rằng ông sẵn sàng thử nghiệm bất kỳ ý tưởng nào mới nhằm nỗ lực chấm dứt cuộc suy thoái. Còn ông Churchill lại khẳng định chắc nịch về sự cần thiết của việc Anh chống lại Đức Quốc xã bằng bất cứ giá nào. 

Trong bối cảnh hiện tại, các lãnh đạo doanh nghiệp nên đưa ra lời phát biểu như ông Churchill. Tuy nhiên, họ cũng cần học hỏi sự bình tĩnh từ vị cựu Tổng thống Mỹ. Là giám đốc điều hành, họ cần phải truyền đạt thông điệp tới 2 đối tượng khác nhau, đó là nhân viên và khách hàng. Thông điệp đó sẽ chứng minh rằng công ty có kế hoạch rõ ràng nhằm đối phó với tác động của dịch bệnh. Trong đó có thể bao gồm yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà hoặc thay đổi chuỗi cung ứng để duy trì sản xuất. Cả nhân viên và khách hàng đều cần được trấn an rằng công ty có đủ nguồn lực tài chính để duy trì hoạt động trong thời kỳ suy thoái. 

Ngân hàng đầu tư Jefferies là một trường hợp đáng chú ý. Trong một bức thư chung, giám đốc điều hành Rich Handler và chủ tịch Briand Friedman đã nhấn mạnh rằng "ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là sự an toàn của nhân viên và khách hàng", sau đó họ cho biết thêm rằng công ty "có rất nhiều tiền mặt cả về mảng kinh doanh hoạt động và ở công ty mẹ." Một số công ty khác có thể không được may mắn như vậy, nhưng sự im lặng đối với những vấn đề như thế này lại rất nguy hiểm. 

Về chiến lược quy mô rộng hơn, họ có thể tìm hiểu một số "bí quyết" từ Đại học Quốc phòng Mỹ (NDU). Năm 2006, NDU đã thực hiện một bản báo cáo rất hữu ích có tên "Weathering the Storm: Leading Your Organisation Through a Pandemic" (Vượt qua giai đoạn khó khăn: Lãnh đạo doanh nghiệp đi qua đại dịch). Trong đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các lãnh đạo doanh nghiệp nên phân tích các nhiệm vụ cần thiết đối với một tổ chức, để tiếp tục hoạt động và ưu tiên những yếu tố này. Để đảm bảo những yếu tố cần thiết có thể được thực hiện, họ nên tuyển dụng những nhân viên được đào tạo trong các chuyên ngành khác nhau. Theo đó, họ có thể làm việc thay cho những đồng nghiệp bị ốm.

Dĩ nhiên, phương thức trên cũng đặc biệt hiệu quả đối với bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, ngay cả những công ty khó có khả năng thực hiện biện pháp này đã dần thích nghi. Theo NDU, thì việc xử lý khủng hoảng truyền thông cũng đặc biệt quan trọng, bởi đó có thể được coi là một thông điệp hợp lý và kịp thời.

Quan điểm này được Shawn Engbrecht đưa ra, ông là một cựu đặc nhiệm của Army Ranger, hiện đang điều hành một công ty cung cấp dịch vụ vệ sĩ cá nhân. Là người điều hành công ty, ông cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể hứa hẹn mọi điều với nhiều người, cho đến khi họ không thể đáp ứng được nguyện vọng của một số. Đến cuối cùng, họ sẽ thất bại trong việc nói ra sự thật, nhanh chóng khiến niềm tin của nhân viên, khách hàng sụt giảm và mất vị thế khi đưa ra những yêu cầu cao hơn.

Một nhà lãnh đạo tốt nên dành thời gian lắng nghe những điều nhân viên lo lắng và trả lời thắc mắc của họ. Điều này sẽ đòi hỏi một chút kiên nhẫn. Theo Engbrecht, thì "càng điềm tĩnh thì bạn càng lắng nghe được nhiều hơn." Việc này có thể không thể thực hiện qua những cuộc họp trực tiếp ở thời điểm này, do đó họp online là một lựa chọn hợp lý.

Đưa ra thông điệp rõ ràng, giữ bình tĩnh và minh bạch là những yếu tố quan trọng và hiển nhiên ngay cả khi khủng hoảng không diễn ra. Những biện pháp khác có thể sẽ gây ra tổn hại nhiều hơn. Chẳng hạn, các giám đốc điều hành của những hãng hàng không như Qantas và United đã đồng ý hạ mức lương, hoặc không nhận toàn bộ khoản lương, đến khi dịch bệnh qua đi. Những nhà lãnh đạo giỏi cho thấy họ phải đối mặt với ít nhất một số tổn hại giống như nhân viên của mình. 

Tham khảo Economist

Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì để chèo lái đưa cả công ty vượt qua khủng hoảng? - Ảnh 1.

Giang Ng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên