MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãnh đạo ngân hàng ACB trả lời thế nào trước hàng loạt câu hỏi "nóng"?

08-04-2016 - 15:51 PM | Tài chính - ngân hàng

Gần 2 tiếng đồng hồ, hàng loạt câu hỏi của cổ đông đã gửi đến ban chủ tọa của ngân hàng ACB tại ĐHĐCĐ diễn ra sáng nay.

Hôm nay (8/4), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2016. Tại Đại hội lần này, với gần 2 tiếng đồng hồ thảo luận, cổ đông đã đưa ra hàng loạt các câu hỏi trong đó bao gồm cả những câu hỏi nóng mà chúng tôi đã đề cập trước thềm đại hội, đề nghị Ban lãnh đạo của ngân hàng lý giải cũng như công bố chi tiết minh bạch tình hình hoạt động của ngân hàng.

1. Vì sao đại diện Standard Chartered Bank (SCB) rời khỏi vị trí điều hành, SCB có duy trì cam kết đầu tư lâu dài tại ACB?

Kế hoạch SCB cung cấp nhân sự cho ACB và cùng nhau vận hành đồng thời chuyển giao kỹ năng. Vào năm 2011-2012, chuyên gia SCB đã làm việc chặt chẽ điều hành cùng ACB. Đến nay, SCB từng bước đào tạo những nhà quản trị thay thế cho những biệt phái của SCB, năng lực cải tiến mạnh mẽ thay thế được SCB, nên chúng tôi mạnh dạn rút bớt những người đã biệt phái.

SCB khẳng định sẽ tiếp tục là đối tác chiến lược đầu tư bền vững tại ACB.

2. Tình hình ngân hàng bán nợ cho VAMC đến đâu?

Năm 2014-2015 ngân hàng đã bán hơn 2.200 tỷ đồng cho VAMC, thu về hơn 400 tỷ đồng. Năm 2016, ACB không có kế hoạch bán cho VAMC và thay vào đó sẽ tự xử lý nợ vì có hiệu quả hơn.

3. Quý I/2016, các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt kết quả ra sao?

Đến 31/3/2016, tín dụng tăng trưởng 6%, và cho đến nay tăng trưởng 7,2%. Trong quý I/2016, lợi nhuận trước trích lập xấp xỉ 600 tỷ đồng, ngân hàng đã tạm trích lập là 200 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng và kế hoạch đề ra sẽ đạt trong tầm tay, nếu xử lý tốt nhóm nợ G6 sẽ hoàn thành kế hoạch cả năm 1.503 tỷ đồng.

4. ACB vẫn còn tồn đọng nợ của nhóm 6 công ty gây ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, trong năm 2016, lãnh đạo có kế hoạch xử lý dự phòng, thu hồi nợ đối với 6 công ty này như nào? Tỷ lệ thu hồi và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo thế nào? ACB có kế hoạch chuyển sang sàn HSX không?

Năm 2015 các vấn đề cơ bản đã xử lý xong. Đối với 6 công ty, tổng nợ là 5.657 tỷ đồng với cân đối là tai sản đảm bảo và cổ phiếu của các DN BĐS, phía kiểm toán đã khẳng định ngân hàng sẽ cân đối được đối với khoản vay này.

Tuy nhiên ACB còn phải cố gắng, thảo luận đưa ra phương án xử lý với người vay bán TSBD để thu hồi, cố gắng thu hồi ở mức 2.000 tỷ đồng. Ban lãnh đạo đánh giá nợ đã cân đối theo giá tài sản hiện nay và có thể thu hồi được nợ gốc. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo của nhóm 6 công ty được đánh giá thường xuyên hàng quý.

Về việc niêm yết ở sàn TP.HCM, nếu ACB đủ điều kiện tại TP.HCM tốt hơn sẽ thống nhất để chuyển. Tuy nhiên đây chưa phải là việc quan trọng bằng việc gia tăng hệ quả sinh lời của ngân hàng. Đây mới là vấn đề trọng yếu của ngân hàng. Tuy nhiên nếu có cơ hội chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này.

5.Thông tư 36 sẽ ảnh hưởng thế nào đến ACB trong năm 2016?

Dự thảo Thông tư 36 cho phép dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 60% xuống còn 40%. Tại ACB tỷ lệ này chỉ ở mức 27%, không ảnh hưởng gì trong ngắn hạn tuy nhiên dài hạn có thể ảnh hường, ban lãnh đạo cũng đang tìm ra phương án khai thác và điều chỉnh dòng vốn hiệu quả.

Hệ số cho vay bất động sản từ 150% lên 250% thì năng lực cho vay của ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng vì lãi suất cho vay thương mại chỉ 8,5%/năm, nhưng lãi suất cho vay bất động sản 15%/năm thì mới thỏa mãn khoản vay bất động sản. Nếu cho vay bất động sản giảm thì nguồn thu của ngân hàng cũng giảm.

Dư nợ BĐS tại ACB xấp xỉ 2.500 tỷ đồng, không lớn so với tổng dư nợ chung. Do vậy, dự thảo TT36 không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ACB trong năm 2016.

6. Cách đây mấy năm, cú sốc ACB đối với chúng tôi rất lớn thiệt hại các cổ đông nhỏ lẻ nhưng qua một vài năm, ban lãnh đạo đã làm tốt, lợi nhuận 3.000 nhưng phải trích lập 1.600 tỷ cho các vấn đề tồn đọng, hy vọng những năm tiếp theo phát triển tốt hơn. Thông tin từ tháng 9/2015, chia cổ tức 5% là có không? Thù lao của HĐQT và Ban kiểm soát năm nay không nên tăng chỉ ở mức như năm 2015.

Chủ tịch Trần Hùng Huy: Đối với phần chia cổ tức, ngân hàng phải thực hiện theo chỉ đạo NHNN. Năm nay ACB chia cổ tức bằng cổ phiếu. Còn vấn đề thù lao, thù lao của HĐQT chưa bằng nửa 2012, để nâng cao năng lực quản trị và có nhiều hơn thành viên HDQT nên ACB cần có thêm kinh phí để tạo điều kiện cho các thành viên điều hành ngân hàng.

7. Lãnh đạo cho biết kế hoạch trích lập dự phòng về các khoản tiền tại các ngân hàng 0 đồng?

Khoản nợ 400 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (CB – NHNN đã mua lại với giá 0 đồng vào ngày 31/01/2015) đã quá hạn lãi. Ttừ quý IV/2015, ACB và ngân hàng Xây dựng với sự chỉ đạo của NHNN đã cơ cấu khoản nợ này trong 5 năm mỗi năm trả 1/5. Tức là khoản tiền gửi này sẽ được thu hồi hàng năm theo lộ trình đã được phê duyệt đến ngày 30/09/2020 và mức lãi là 2%. Khoản tiền gửi này được đảm bảo bằng trụ sở của Ngân hàng Xây dựng với giá trị tài sản đảm bảo được đánh giá là hơn 400 tỷ đồng, như vậy là hoàn toàn an toàn. Năm 2015, ngân hàng đã trích 176 tỷ đồng, theo đánh giá của ngân hàng, nếu đến quý II/2016, khoản này trở lại nợ nhóm 1 thì ACB sẽ hoàn nhập dự phòng.

Khoản tiền 772 tỷ tại GPBank, ngân hàng đã đàm phán mua tài sản cố định để gán nợ. Tính đến ngày hôm qua (07/04), ACB đã mua nợ hơn 500 tỷ đồng, chuyển nợ từ không sinh lời tốt sang sinh lời tốt, với lãi suất 9,2%.

Khoản còn lại 272 tỷ, từ nay đến 30/9, ACB chuẩn bị thủ tục mua tài sản do GPBank sở hữu trên cở sở phê duyệt của NHNN. Năm 2016, ACB sẽ tất toán các khoản tiền gửi liên ngân hàng không sinh lời và chuyển thành tài sản sinh lời tốt.

8. Trích lập dự phòng cho nợ của nhóm 6 công ty là bao nhiêu?

Theo kế hoạch đã trình lợi nhuận 1.503 tỷ đồng, Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết ACB đã tiên liệu kế hoạch xấu nhất và dự kiến trích lập dự phòng 1.000 tỷ cho nợ của nhóm 6 công ty này, trong đó trích lập 200 tỷ đồng trong quý I/2016. ACB đánh giá có khả năng thu phần lớn khoản nợ này và có thể hoàn nhập dự phòng.

9. Hoạt động Công ty tài chính cá nhân như thế nào?

Năm ngoái Đại hội đã thông qua việc thành lập Công ty Tài chính tiêu dùng trên cơ sở nâng cấp công ty ACB Leasing cho thuê tài chính tuy nhiên vẫn đang theo kế hoạch. Ban điều hành khi làm việc với các công ty tài chính dự kiến mua lại có tình hình không khả quan có thể gây lỗ cho ngân hàng nên ACB hiện đang theo hướng thành lập công ty.

Tuy nhiên vẫn cần cân nhắc thời điểm phù hợp. Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng xấp xỉ 18.000 tỷ, có sinh lời tốt.

10. Tăng trưởng tín dụng 2015 khá thấp là 15% so với ngành là 18%. Tại sao?

Năm 2015, ACB tích cực cơ cấu lại các khoản cho vay. Chuyển danh mục cho vay vào bán lẻ để phân tán rủi ro. Tín dụng cá nhân tăng 25% tín dụng DNVVN tăng 14% và tín dụng cho doanh nghiệp lớn tăng trưởng âm. Tức là chuyển danh mục cho vay vào bán lẻ để phân tán rủi ro đồng thời cải thiện giá trị sinh lời

Ban điều hành ACB nhận thấy xu hướng áp dụng Basel II, khoản vay tiêu dùng có hệ số tài sản có rủi ro thấp, do vậy việc tăng trưởng tín dụng khác hơn mọi năm, vì tăng trưởng cá nhân không tăng lớn, cho nên 15% là con số tốt của toàn thể nhân viên vì đã đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

Năm 2016, ACB đặt tăng trưởng tín dụng là 18% - 20%, cao hơn toàn ngành. Trong chiến lược kinh doanh từ 2013 – 2015 và từ 2015 – 2018, ACB đặt ra mức tăng trưởng tín dụng bình quân của toàn giai đoạn 18%.

Năm 2013, sau khi xảy ra biến cố, dư nợ cho vay vàng gây lỗ cho ACB. Vì vậy đã chuyển đổi nợ vay bằng vàng sang tiền đồng xấp xỉ 25.000 tỷ đồng, điều này khiến tăng trưởng chậm lại. Tăng tín dụng hơn 6%.

Năm 2014, ACB cơ cấu danh mục cho vay nên tăng trưởng tín dụng 8,4% so với room được phép là 12%. Năm 2015, ACB có hoạt động khả quan hơn và tăng trưởng 15%. Năm 2016, đặt mục tiêu tăng trưởng cao, nhất là ở mảng bán lẻ, bù cho những năm trước tăng thấp.

11. Kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2016 là 18%, chi tiết các mảng hoạt động như thế nào? ACB đã đầu tư bao nhiêu cho kỹ thuật số và hạ tầng?

ACB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng các mảng cụ thể gồm cá nhân 25%, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) 15%, doanh nghiệp lớn (chọn lọc và cơ cấu lại) 5%.

Về đầu tư vào kỹ thuật số và hạ tầng, ACB đã bỏ tiền đầu tư từ năm 2014 (nâng cấp core banking) đến nay là 400 tỷ đồng.

12. Lỗ từ chứng khoán đầu tư trong năm 2015 của ACB là do đâu?

Khoản lỗ này là do kỹ thuật hạch toán kế toán. Trong đó, đầu tư trái phiếu Chính phủ có mức sinh lời 521 tỷ đồng, trái phiếu doanh nghiệp phải trích lập dự phòng cho nhóm 6 công ty, cổ phiếu (đầu tư chứng khoán) gồm 2 danh mục đầu tư chiến lược từ năm 2010 là Đạm Phú Mỹ và Xi măng Bút Sơn.

Với Đạm Phú Mỹ, ACB đã được chia cổ tức, nhìn ở góc độ tài chính thì khoản đầu tư này không lỗ, tuy nhiên phải hạch toán kế toán dự phòng rủi ro 96 tỷ.

Còn khoản đầu tư vào Xi măng Bút Sơn trích lập 176 tỷ đồng. Chia sẻ về việc trích lập các khoản dự phòng này, ACB cho biết ngân hàng sẽ chuyển các khoản đầu tư chiến lược sang sẵn sàng để bán nên phải thực hiện việc trích lập.

13. Khi nào cổ tức của ACB trở lại 20%? Chương trình phát hành ESOP như thế nào?

Các chương trình ESOP đã được bàn luận và sẽ trình cổ đông. Hiện nay ACB tập trung về hoạt động ngân hàng lõi, trở lại hoạt động ổn định, cổ tức chi trả từ 10—15%. Nếu cổ tức ở mức 20% trong ngành khó có cơ hội mà các ngân hàng sẽ phải trả giá rất đắt cho những năm sau đó. Ví dụ đầu tư CK, mua bán TP rủi ro sinh lời cao nhưng phải trích lập lớn.

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên