Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu bằng mọi cách không để xảy ra "bong bong" bất động sản
Lãnh đạo TP.HCM vừa đặt hàng với Sở Xây dựng và các quận huyện, làm sao không để xảy ra hiện tượng "bong bóng" thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay.
- 16-12-2016Thị trường bất động sản 2017: Có khả năng tụ "bong bóng", sốt giá vào cuối năm?
- 21-10-2016TP.HCM: Thị trường địa ốc đang lệch pha nhưng khó xảy ra tình trạng "bong bóng"
- 17-10-2016Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Văn Khoa: "Bong bóng BĐS lần này nếu có sẽ vô cùng ghê gớm và hậu quả cao"
- 22-09-2016Bong bóng bất động sản Trung Quốc không ngừng phình to
Tại cuộc làm việc với Sở Xây dựng TP.HCM, Phó chủ tịch UBND thành phố Lê Văn Khoa đã đưa ra yêu cầu như trên và buộc các đơn vị liên quan phải xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ ngay từ lúc này để chặn đứng tình hình xấu của thị trường.
Lãnh đạo thành phố cho rằng hiện nay tại TP.HCM, lượng nhà cao cấp hơi dư thừa, nhà bình dân thấp hơn còn thiếu. Mất cân đối này phải cần điều chỉnh.
Toàn TP.HCM có hơn 1.200 dự án nhà ở được triển khai, tuy nhiên chỉ mới có 40% dự án được hoàn thành và chủ yếu là các dự án có quy mô nhỏ, còn lại vẫn trong tình trạng dở dang. Xét về độ minh bạch, thị trường BĐS Việt Nam xếp thứ 68/102 quốc gia (năm 2014), chính sự thiếu minh bạch nên thường dẫn đến tình trạng đầu cơ, đầu tư.
Vì vậy trên thị trường BĐS vẫn xảy ra tình trạng “sốt đất”, có thời điểm trong vòng hơn một năm BĐS tăng đến 400%, sau đó lại rơi vào tình trạng “đóng băng” kéo dài. Quá trình đầu tư cho một dự án quá dài, mỗi dự án tùy quy mô mất từ 400 đến 500 ngày mới đầy đủ các thủ tục cần thiết để tiến hành khởi công.
Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng, từ hai năm qua đề án nghiên cứu thị trường bất động sản do Sở chủ trì xây dựng và đã gần hoàn tất, dự kiến sẽ trình UBND TP.HCM trong quý 1/2017.
Kế hoạch đề ra cho thấy, trong năm nay tiếp tục tập trung thực hiện chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND TP đột phá “chỉnh trang và phát triển đô thị”, giai đoạn 2016 - 2020, tập trung các dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án thực hiện dở dang; khởi công xây dựng các chung cư cũ đã tháo dỡ.
Trong đó, di dời và tổ chức lại cuộc sống cho khoảng 2.000 hộ dân đang sống trên và ven kênh, rạch. Cải tạo, sửa chữa 10 chung cư với 116.778 m2 sàn xây dựng, tiếp tục triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng 5 chung cư với tổng số 580 hộ còn lại phải di dời; tháo dỡ 5 chung cư bị hư hỏng nặng, nguy hiểm; khởi công xây dựng 6 chung cư gồm 1.785 căn hộ tại vị trí các chung cư cũ đã tháo dỡ. Hoàn thành 4 dự án, đưa vào sử dụng 1.650 căn hộ nhà ở xã hội; khởi công xây dựng 23 dự án nhà ở xã hội với quy mô 19.000 căn hộ...
Về thị trường bất động sản sắp tới có xuất hiện bong bóng hay không, một số chuyên gia cho rằng trong năm 2016 Nhà nước và các ban ngành liên quan đã ban hành hoặc lên kế hoạch về một số nghị định có thể tác động đến nhiều phân khúc khác nhau của thị trường.
Trong số đó, phải kể đến thông tư 06/2016/TT-NHHH, ban hành nhằm giảm sự phụ thuộc của nhà đầu tư vào tiền vay ngân hàng, do đó nhiều nhà đầu tư sẽ phải hướng đến các quỹ đầu tự nội địa, nhà đầu tư nước ngoài hoặc quỹ đầu tư nước ngoài. Thông tư này được dự báo sẽ tạo ra thách thức mới cho các nhà đầu tư nhỏ ở khắp các phân khúc bất động sản.