MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn

22-04-2023 - 13:14 PM | Tài chính quốc tế

Kittyhawk đã sụp đổ như thế nào?

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 1.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 2.

Đình chỉ dự án là “truyền thống” tại Kittyhawk - startup ô tô bay được thành lập bởi Larry Page, đồng sáng lập Google.

Cụ thể, hồi năm 2018, công ty khởi nghiệp này giới thiệu mô hình xe bay Flyer với khả năng đi xa 20 dặm. Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Giám đốc điều hành Sebastian Thrun cho biết dự án này có thể ứng dụng sau 5 năm tới nhờ quan hệ đối tác chiến lược với nhà sản xuất máy bay Boeing. Tuy nhiên, vào năm 2020, Kittyhawk tuyên bố ngừng dự án Flyer và chuyển trọng tâm sang máy bay điện Heaviside.

Đến tháng 4/2022, đến lượt Heaviside ‘gặp hạn’ và bị đình chỉ. Những nhân viên dồn tâm huyết cho dự án đã mất tinh thần sau khi chứng kiến Kittyhawk rót hàng trăm triệu USD vào giấc mơ xe bay.

Thrun cho biết công ty sẽ quay lại nghiên cứu một bước đột phá khác, song tinh thần làm việc của nhân sự Kittyhawk đang ở mức thấp nhất mọi thời đại. Vào thời kỳ đỉnh cao, Kittyhawk có 450 nhân viên và giờ đây chỉ còn hơn 100 người. 30 nhân viên đã tự nguyện rời đi vì không hài lòng với hướng đi mới.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 3.

Cũng trong một tuyên bố, Thrun thông báo Larry Page sẽ gắn bó nhiều hơn với công ty. Đối với một số nhân viên - những người gần như chưa bao giờ nhìn và tương tác với Page, đây rõ ràng là dấu hiệu cho thấy Kittyhawk đang gặp nguy hiểm.

Chia sẻ với Insider, hàng chục cựu nhân viên cho biết Kittyhawk còn đang phải vật lộn tìm ra hướng đi chứ chưa nói gì đến ra mắt sản phẩm. Công ty đã xem xét một loạt các nguyên mẫu đầy hứa hẹn song vẫn bị giằng xé giữa tầm nhìn mâu thuẫn và lập trường nhà sáng lập.

Sau hơn một thập kỷ loay hoay, Kittyhawk vẫn ở trong tơ vò. Khả năng thành công của startup được cho là còn xa mới có thể đạt được.

“Mọi nhân viên từng tin rằng Kittyhawk sẽ trở thành Ford của lĩnh vực ô tô bay,” một cựu nhân viên cho biết. “Chúng tôi có sự hỗ trợ của Larry. Chúng tôi là những người đi đầu với rất nhiều mối quan hệ. Cảm giác mình là vua còn thành công thì gần như chắc chắn”.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 4.

Larry Page ghét tắc nghẽn.

10 năm trước khi đồng sáng lập một trong những công ty giá trị nhất thế giới, người đàn ông này đã nỗ lực chấm dứt tình trạng ùn ứ. Vào đầu những năm 1990, Page đề xuất xây dựng đường ray chở khách quanh khuôn viên trường học. Nhiều thập kỷ sau, ông tiếp tục thành lập một nhóm nghiên cứu có tên Javelin nhằm phát triển các sáng kiến mới đầy tham vọng, trong đó có việc cải thiện cơ sở hạ tầng thành phố. Page cũng là người khởi động dự án Waymo, nỗ lực của Google nhằm phát triển ô tô tự lái.

Giấc mơ chế tạo ô tô bay là một trong những tham vọng thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất. Chúng được gọi là eVTOL, tức máy bay cất, hạ cánh thẳng đứng bằng điện và có thể di chuyển không cần đường băng.

Page ra mắt công ty ô tô bay đầu tiên của mình, Zee Aero, vào năm 2010. Năm năm sau, ông đổi thành Kittyhawk - tên một thị trấn phía Bắc Carolina, nơi anh em nhà Wright hoàn thành chuyến bay huyền thoại đầu tiên vào năm 1903.

“Larry đã đặt cược nhiều lần vào việc đưa ô tô lên không trung để giải tỏa phương tiện. Đúng như tầm nhìn của Page, slogan của Kittyhawk là ‘giải phóng thế giới khỏi xe cộ”, một cựu nhân viên nhớ lại.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 5.

Ngay từ đầu, Page đã yêu cầu giữ bí mật tuyệt đối sự tham gia của mình trong lĩnh vực ô tô bay. Tài liệu cho thấy người đàn ông này đã tài trợ cho Kittyhawk thông qua một công ty trách nhiệm hữu hạn ẩn danh có tên One Aero. Công ty vỏ bọc được kiểm soát bởi Koop, văn phòng gia đình bí mật giúp Page che giấu sự tham gia. Chỉ đến năm 2016, thông tin được Bloomberg tiết lộ mới thổi bùng sự quan tâm của công chúng với ngành công nghiệp eVTOL.

“Trong vòng 2 năm tới, rất nhiều người sẽ cùng theo đuổi lĩnh vực này. Mọi người đều nghĩ: Nếu Larry Page ở đây, chắc hẳn nó phải có thứ gì đó”, một cựu nhân viên nói.

Page tín nhiệm Thrun làm người điều hành Kittyhawk. Thrun thân thiết với Page và trước đây cũng từng điều hành Waymo và X, bộ phận nội bộ chuyên đảm nhận các dự án tương lai của Google.

Nhân viên Kittyhawk vô cùng tò mò về mối quan hệ giữa 2 người đàn ông trông có vẻ đối lập: Page, vụng về và ngại truyền thông, trong khi Thrun lôi cuốn và thích giao du với các ngôi sao Thung lũng Silicon.

Thời gian đầu, Page thường xuyên xuất hiện tại văn phòng của Kittyhawk, ngay phía tây khuôn viên Google ở Palo Alto. Tuy nhiên, người đàn ông này ngày càng ít xuất hiện. Có quyết định gì cũng là Thrun ra mặt thông báo.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 6.

Theo BI, Kittyhawk đã vay hơn 330 triệu USD từ One Aero, công ty vỏ bọc của Page. Lợi nhuận công ty không mấy tích cực và chỉ thu được một khoản nhỏ nhờ cung cấp dữ liệu cho Lực lượng Không quân Mỹ.

“Page dường như không quan tâm đến việc công ty kiếm được lợi nhuận bao nhiêu”, một cựu nhân viên khác cho biết.

Thrun và Page từng tranh cãi gay gắt tại các cuộc họp hội đồng quản trị về vấn đề định giá. Thrun khẳng định nó đáng giá hơn những gì Page tưởng và đề xuất rằng Kittyhawk nên tìm kiếm thêm nguồn đầu tư bên ngoài.

Vào tháng 7/2018, vào một ngày oi ả ở Hồ Las Vegas, Kittyhawk sẵn sàng “bay lên bầu trời”. Đội ngũ kỹ sư đã dành cả ngày đào tạo 50 người phi cơ lái chiếc eVTOL một chỗ ngồi có tên Flyer băng qua hồ chứa rộng 320 mẫu Anh ở Nevada. Cục Hàng không Liên bang sau đó phân loại Flyer là phương tiện “siêu nhẹ”, tức có thể vận hành mà không cần bằng lái.

Tuy nhiên, Flyer vẫn có nhiều những hạn chế. Nó không thể chạy lâu hơn 20 phút mỗi lần, chỉ có thể bay trên mặt nước với tốc độ tối đa 20 dặm/giờ và không có cánh. Ngoài ra, pin của Flyer cũng có thể gây ra hỏa hoạn. “Chúng tôi không có đủ tự tin rằng nó sẽ không rơi”, một cựu nhân viên của Flyer nói với Insider.

Sự khởi đầu theo đó cũng chính là kết thúc. Flyer “chết yểu”, cố gắng ra mắt thị trường nhưng không thành. Và ngay cả khi Flyer hoạt động, ai sẽ sẵn sàng trả tiền cho nó đây?

Sau cái chết của Flyer, Kittyhawk thành lập Bộ phận Phát triển Nâng cao ADD và nghiên cứu Heaviside - loại phương tiện nâng cấp hơn hẳn so với Flyer. Cỗ máy kiểu “Jetsons” được trang bị một cánh gắn ở mũi, 8 động cơ điện và 1 cánh lớn xuôi về phía trước để có thể lướt đi trong không trung.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 7.

Năm đó, Kittyhawk thành lập phòng thí nghiệm R&D Feather, với mục tiêu đầu tiên là tìm cách giúp những chiếc ô tô bay chạy êm và có thể tự động “nạp” pin nếu hết điện. Page lúc này gặp gỡ nhóm Feather thường xuyên hơn.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp eVTOL nóng lên, Kittyhawk phải đối đầu với một đối thủ đáng gờm: Opener. Công ty này được thành lập bởi một kỹ sư người Canada Marcus Leng và cũng từng được Page rót vốn. Thrun sau đó đề nghị hợp nhất công ty của Leng vào Kittyhawk song đại diện Operner nhất quyết từ chối.

Theo BI, Page hầu như không xuất hiện tại công ty trong 5 năm. Kể từ khi rút lui khỏi Alphabet vào cuối năm 2019, người đàn ông này bỗng trở thành người ẩn dật nhất ngành công nghệ. Sự xuất hiện của Page lúc này giống như một điềm báo cho Kittyhawk.

Dấu hiệu cho thấy công ty có thể gặp nguy hiểm xuất hiện vào cuối năm 2021. Khi đó, Larry Page đưa ra câu hỏi: “Tại sao những chiếc ô tô bay cần tốn hàng trăm nghìn USD để sản xuất? Tại sao không chế tạo chúng hoàn toàn bằng nhôm, hoặc tìm một cách khác để sản xuất giá rẻ và thay đổi ngành công nghiệp?”.

Sự thay đổi đột ngột đã khiến nhiều nhân viên lo lắng. Họ coi đây là một bước đi sai lầm. “Nhiều người đau khổ vì dồn mọi tâm sức vào Heaviside, cuối cùng đành nhìn nó bị phá nát”, một cựu nhân viên cho biết. “Larry Page hiểu biết nhưng dường như không có trợ thủ đắc lực để biến đây thành hiện thực”.

Larry Page lập nên công ty nghìn tỷ USD nhưng thất bại với 1 startup: Ô tô bay 5 năm không làm nên chuyện, nhà sáng lập như 'sao chổi', hành tung bí ẩn - Ảnh 8.

Sau sự thất bại của Flyer và Heaviside, tháng 9/2022, Kitty Hawk tuyên bố ngừng hoạt động. Sau tất cả, công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng này không thể tìm thấy một con đường kinh doanh khả thi cho Flyer, chuyển trọng tâm sang Heaviside và rồi cũng đối mặt với nguy cơ mất trắng.

Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định tương lai Kitty Hawk sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ đối tác với Boeing.

“Quyết định ngừng hoạt động của Kitty Hawk sẽ không ảnh hưởng đến cam kết của Boeing đối với Zee Aero. Chúng tôi tự hào là thành viên sáng lập Zee Aero và góp phần thúc đẩy sự đổi mới và phát triển bền vững toàn cầu thông qua tương lai của du lịch hàng không điện”, đại diện công ty cho biết.

Theo: BI, CNBC

Theo Huệ Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên