MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lái xe có thực sự thân thiện với môi trường hơn đi bộ?

05-12-2013 - 15:29 PM |

Dù không mong muốn, nhưng điều này là sự thật.

Dựa trên nghiên cứu của Richard B.Mckenzie, Timuthy Taylor, tổng biên tập của tờ Journal of Economic Perspectives đã khẳng định có những bằng chứng thuyết phục rằng lái xe thân thiện với môi trường hơn đi bộ.

Tuy nhiên, Tim Stuhldreher một nhà báo ở thành phố Lancaster, tiểu bang Pennsylvania Hoa kỳ, lại không đồng tình với kết luận này. Trên blog của Stuhldreher ông viết:

“Lập luận của Taylor xoay quanh hai cơ sở. 

Đầu tiên là cơ thể con người chuyển nhiên liệu thành năng lượng hữu ích không hiệu quả. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. 

Cơ sở thứ hai là hệ thống sản xuất thực phẩm là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiên tượng nóng lên toàn cầu. 

Theo Mckenzie, chính sự phức tạp của hệ thống cung ứng thực phẩm dẫn đến những hao tổn vô ích, cho nên chỉ khoảng 1,3% năng lượng nhiên liệu hóa thạch được chuyển hóa thành năng lượng cho các hoạt động hữu ích.”

Mckenzie dẫn chứng kết quả nghiên cứu của Dunn – Rankin, giáo sư kỹ thuật và là nhà môi trường học trong phân tích của mình:

“Một người nặng 180 pound (1 pound = 0,45359237 kg ) đi bộ đi làm và trở về từ công ty với tốc độ 2 dặm/ giờ (1 dặm = 1,609m) sẽ đốt cháy 200 calo trên 2000 calo tiêu hao mỗi ngày để duy trì sự trao đổi chất cơ bản của cơ thể. 

Thế nhưng để sản xuất được 200 calo đó, cần lượng nguồn năng lượng gấp 15 – 20 lần con số đó ở dạng nhiên liệu hóa thach. Điều đó có nghĩa là lái một chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu (40 dặm mỗi gallon – 1 galllon = 3,785 lít) thì chỉ mất 2/3 đến 1/2 năng lượng nhiên liệu hoa thạch mà một người đi bộ dùng tới. 

(Những người đi bộ nặng kí hơn còn sử dụng nhiều năng lượng hơn khi họ đi bộ và tiêu thụ lượng lớn calo để di chuyển cân nặng của mình). 

Sử dụng năng lượng và ô nhiễm không có quan hệ tỉ lệ 1 – 1. Dunn-Rankin cho rằng đi bộ có thể gây ô nhiễm môi trường gấp 1,5 – 2 lần so với lái xe (nếu bạn sử dụng chiếc xe có tổng số dặm đã đi cao).”

Từ kết luận của McKenzie có thể nghĩ rằng: "Những nhà môi trường học ngu ngốc luôn luôn phàn nàn về xe hơi và vùng ngoại ô. Tại sao họ không biết rằng lái xe là tốt hơn cho môi trường so với đi bộ?"

Theo Tim Stuhldreher, kết luận của McKenzie hoàn toàn sai lầm, với 3 lý do chính là: 

“Đầu tiên, nếu bạn đang dựa vào toàn bộ chuỗi thức ăn để tính toán chi phí năng lượng của việc đi bộ, thì chúng ta cũng có thể dùng cách tương tự để tính toán chi phí năng lượng sản xuất ô tô.” 

Thực tế là sản xuất ô tô còn tiêu hao năng lượng nhiêu liệu hóa thạch gấp nhiều lần. Quá trình sản xuất ô tô sản sinh ra lượng carbon gây ô nhiễm môi trường như lái xe.

Thứ hai, kết quả của Dunn-Rankin dựa trên giả định về số dặm đi được trên mỗi gallon xăng, tầm 40 dặm/gallon. Nếu bạn lái một chiếc xe tải lớn hay một chiến xe thể thao đa dụng SUV (sport ultility vehicle), thì số dặm đi được còn thấp hơn nhiều và kết quả nghiên cứu cũng sẽ thay đổi theo đó.

Thứ ba, khi thực hiện tính toán này trên cơ sở 1 dặm đã không tính đến điểm quan trọng và rõ ràng rằng mọi người sử dụng ô tô để đi đường dài hơn. Không ai mua một chiếc ô tô chỉ để đi nửa dặm hay ¼ dặm cả. 

Hơn thế nữa, nhờ có ô tô mật độ dân số trong khu đô thị ít hơn, vì con người có phương tiện để vươn ra các vùng ngoại ô lân cận. Để xem xét ảnh hưởng thực tế của việc lái xe so với đi bộ, bạn phải tính đến những yếu tố này.

Giả sử một người đi bộ 1 dặm đến chỗ làm hàng ngày, thường đi mất từ 20 – 30 phút. Còn người đi ô tô thì trung bình mỗi ngày đi làm 16 dặm (năm 2005). Tổng cộng, mỗi ngày cả đi cả về họ đi bộ 2 dặm, hoặc lái xe 32 dặm. Cho nên, thậm chí nếu cho rằng đi bộ làm ô nhiễm môi trường gấp 2 lần lái xe, thì lái xe cũng gây ô nhiễm gấp 8 lần đi bộ.

Hơn thế nữa, đó mới chỉ là người lái xe ô tô 40 dặm/gallon. Nếu 1 gallon chỉ đi được 20 dặm thôi, thì lái xe còn làm ô nhiễm môi trường gấp 16 lần đi bộ.

Thế nên đi bộ sẽ thân thiện với môi trường hơn lái xe. Dù không mong muốn, nhưng điều này là sự thật.

Thùy Đỗ

kyanh

timstuhldreher.blogspot

Trở lên trên