Người Qatar vội vã tích trữ thực phẩm, ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng
Mặc dù Bộ Ngoại giao Qatar trấn an người dân rằng cuộc sống của dân thường sẽ không bị ảnh hưởng, nhiều người vẫn tích trữ trứng, sữa, nước và gạo, theo tờ Doha News.
- 06-06-2017Các nước Arab cân nhắc những bước tiếp theo đối với Qatar
- 05-06-2017Saudi Arabia, Bahrain, UAE và Ai Cập đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar
- 01-04-2017Cái khó ló cái khôn, Qatar Airways và Etihad Airways ra tay đối phó lệnh cấm thiết bị điện tử của Mỹ
Thức dậy vào buổi sáng 5/6, người dân Qatar phát hiện ra rằng hàng loạt các quốc gia lớn ở vùng Vịnh đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với đất nước của họ.
Ai Cập, Saudi Arbia, Bahrain và Các tiểu vương quốc Ả rập (UAE) đã đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar vì cáo buộc Chính phủ Qatar ủng hộ các nhóm Hồi giáo cực đoan và Iran.
Đây là các biện pháp theo hướng ngoại giao, nhưng Jean-Marc Rickli, trưởng bộ phận nghiên cứu rủi ro toàn cầu tại trung tâm nghiên cứu Geneva Centre for Security Policy, nhận định các biện pháp mà Saudi Arabaia, UAE và các quốc gia vùng Vịnh áp dụng tương đương với việc cấm vận kinh tế Qatar.
Lo ngại về những ảnh hưởng của sự kiện này đến nguồn cung thực phẩm (do Qatar nhập khẩu rất nhiều thực phẩm), nhiều người dân nước này đã bắt đầu đổ xô tới siêu thị để mua sắm, tích trữ thực phẩm. Với động thái cho phép người dân Qatar 2 tuần để rời khỏi các nước vùng Vịnh và đóng cửa biên giới giữa Doha và Saudi Arabia (là biên giới đường bộ duy nhất của Qatar), lãnh đạo của các nước Ả Rập đã cô lập Qatar cả về đường bộ, đường biển và đường hàng không.
Nhà vua Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud đón tiếp Tổng thống Trump tại Riyadh hồi tháng 5.
Quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với đất nước giàu dầu mỏ Qatar của các nước Ả rập được đưa ra 2 tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi các nước Ả rập hãy hành động nhiều hơn để chống lại chủ nghĩa cực đoan đang hoành hành ở vùng Trung Đông.
Hãng thông tấn nhà nước của Ai Cập thông báo rằng Qatar “đe dọa an ninh của các quốc gia Ả rập và reo rắc những hạt giống xung đột, chia rẽ trong lòng xã hội Ả rập”.
Đối mặt với những bất ổn về kinh tế và chính trị, người dân Qatar đổ xô tới siêu thị để tích trữ thực phẩm. Mặc dù Bộ Ngoại giao Qatar trấn an người dân rằng cuộc sống của dân thường sẽ không bị ảnh hưởng, nhiều người vẫn tích trữ trứng, sữa, nước và gạo, theo tờ Doha News.
“Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều gì như vậy – mọi người đều có những chiếc xe đẩy chất đầy nước và thực phẩm”, một người có mặt tại siêu thị cho hay.
Là một nước nhỏ, Qatar phụ thuộc nặng nề vào hàng hóa nhập khẩu. Do đó, với động thái của các nhà lãnh đạo Ả rập, giá thực phẩm dự đoán sẽ tăng vọt, các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Qatar có thể đóng cửa, việc đi lại hết sức khó khăn. Đây chính là những điều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân Qatar.
Trong 5 năm gần đây, các nước vùng Vịnh luôn chỉ trích Qatar vì đã ủng hộ nhóm Anh em Hồi giáo, và thậm chí các nước đã rút đại sứ của mình ở Qatar về nước trong một thời gian ngắn hồi năm 2014.
Tuy nhiên theo Rickli, những động thái của năm 2014 chỉ bó hẹp trong môi trường chính trị. Lần này nền kinh tế, hoạt động thương mại và an ninh lương thực của Qatar sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Mặc dù các ngân hàng Saudi và UAE chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào đối với các khách hàng Qatar, nhiều người đã vội vã rút tiền ra khỏi toàn khoản ngân hàng hoặc tới cây ATM để rút tiền.
Trong 2 nhiệm kỳ của mình, cựu Tổng thống Barack Obama luôn sử dụng cách tiếp cận bị động đối với tình hình căng thẳng ở vùng Vịnh. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Mỹ đã thay đổi dưới thời Tổng thống Trump.