Loại cây là biểu tượng văn hóa Việt có công dụng chữa bệnh 'thay đổi thời tiết' vô cùng hiệu quả
Cây tre không chỉ là "cây quốc dân" của người Việt, nó còn được sử dụng làm những vị thuốc vô cùng hiệu quả trong Đông Y.
- 12-02-2023Môn thể thao luyện 1 lần bằng 10 ngày tập thể dục
- 11-02-2023Nếu mắt có 5 dấu hiệu này nên đi khám ngay bởi đó có thể là cảnh báo của ung thư
- 11-02-2023Nhiều người trẻ đã mắc bệnh tiểu đường, ung thư, nguyên nhân có thể xuất phát từ 2 loại hoá chất ai cũng dùng khi tắm và làm đẹp mỗi ngày
- 11-02-2023Gwyneth Paltrow ngoài 50 tuổi vẫn trẻ khỏe, ít mắc bệnh nhờ 3 bí quyết khi ăn
- 11-02-2023Trong 1 quả trứng luộc có chứa tận 3 vị thuốc
Từ xưa người ta luôn ví tre là biểu tượng văn hóa Việt, nhắc đến cây tre bạn bè trong và ngoài nước sẽ nhớ đến Việt Nam. Đằng sau hình ảnh đẹp đó, tre còn là vị thuốc vô cùng tốt được sử dụng trong các bài thuốc Đông y.
Theo lương y Nguyễn Đình Cự (Hội Đông Y tỉnh Thái Bình), trong các sách Đông y lâu đời, bộ phận trên cây tre được dùng làm vị thuốc quý chính là lá tre với tên gọi chuyên môn là trúc diệp. Lá tre có tính lạnh, vị ngọt nhạt, vào kinh tâm và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, được dùng để chữa trị các chứng mụn nhọt, viêm tấy, mưng mủ và sốt ….
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá tre chứa nhiều chất khoáng như: Silic, Selenium, Magnesium, Calcium, Kalium, … rất có lợi cho sức khỏe và có tác dụng chữa trị nhiều bệnh.
"Đặc biệt lá tre có tác dụng hoạt huyết rất mạnh. Mỗi khi thay đổi thời tiết làm khí huyết bị ứ trệ gây đau đớn toàn thân nhất là các bệnh về khớp xương, hãy dùng 50g lá tre tươi cho vào ấm đổ nước nấu kỹ lấy nước uống thay trà giúp giảm đau nhanh chóng, cơ thể sẽ thấy nhẹ nhõm", lương y Cự nói.
Lá tre có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít ai biết. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, lá tre còn được sử dụng làm các bài thuốc chữa các bệnh như:
Chữa cảm sốt , miệng khô khát
Tác dụng của lá tre đầu tiên phải kể đến chính là chữa trị chứng cảm sốt, miệng khô. Người bệnh cần chuẩn bị 30g lá tre 30g, 12g thạch cao, 8g mạch môn, 4g bán hạ, 7g gạo tẻ, 2g nhân sâm và 2g cam thảo. Đem tất cả cho vào ấm sắc kỹ uống mỗi ngày 1 thang, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi.
Chữa cảm cúm, sốt cao
Chuẩn bị 16g lá tre, 12g cam thảo đất, 16g kim ngân hoa, 8g kinh giới và 8g bạc hà. Sắc thuốc uống ngày 1 thang.
Chữa co giật ở trẻ em
Khi trẻ bị co giật, có thể áp dụng bài thuốc sau: Lá tre 16g, mạch môn 12g, sinh địa 12g, câu đằng 12g, chi tử 10g, lá vông 12g, bạc hà 8g, cương tằm 8g. Sắc thuốc uống đều trong ngày, chứng co giật sẽ từ từ biến mất.
Chữa ho khan
Khi bị ho khan, đờm rát, đau rát cổ họng, người bệnh chuẩn bị lá tre, vỏ rễ dâu và rau má mỗi thứ 12g, quả dành dành 8g, lá chanh 8g, cam thảo 6g, đem sắc thuốc uống 2 lần/ ngày sau bữa ăn.
Chữa sởi thời kỳ đang mọc
Một tác dụng của lá tre mà ít người biết đến chính là chữa trị bệnh sởi trong thời kỳ đang mọc. Chỉ cần áp dụng bài thuốc sau: 20g lá tre, 16g sài đất, 16g kim ngân hoa, 12g mạch môn, 12g sa sâm, 12g cam thảo đất, đem sắc kỹ rồi chia ra uống trong ngày. Thực hiện liên tục đến khi khỏi bệnh.
Trí thức trẻ