“Location game” - trò cân não lý giải tại sao ở đâu có KFC, ở đó có McDonald’s mọc lên ngay cạnh và ngược lại
"Nếu muốn mở nhà hàng, nên chọn ở nơi chưa có đối thủ nào hay đã có nhiều đối thủ?".
- 13-08-2021‘Cha đẻ KFC’: Từ người liên tục bị đuổi việc đến doanh nhân tay trắng xây dựng lại sự nghiệp ở tuổi 65
- 09-07-2021Chiến dịch marketing 'thảm họa' của KFC: Tung chương trình "mua 1 tặng 1" kèm dòng chữ nhỏ xíu "Khuyến mại này không có giá trị", khách xếp hàng dài để mua rồi phát điên vì bị lừa
- 17-04-2021Miếng bánh fast food Việt: KFC lãi trăm tỷ mỗi năm, Lotteria thua lỗ triền miên dù cùng quy mô
Tại nhiều con đường hay khu kinh doanh sầm uất, chúng ta thường xuyên nhìn thấy hai cửa hàng KFC và McDonald’s ngay gần nhau. Một thống kê cho thấy ở Trung Quốc, có tới 55% các cửa hàng của hai ông lớn đồ ăn nhanh này chỉ cách nhau khoảng 500 mét. Tại sao lại như vậy?
Một trong số các lý do là vì định vị thị trường của họ. KFC và McDonald’s có sản phẩm và mức giá tương đương nhau, phục vụ đối tượng khách hàng như nhau. Họ thường đặt cửa hàng tại trung tâm thương mại, nhà ga, những con phố sầm uất hay những nơi có mật độ dân cư đông đúc cũng như tỷ lệ tiêu thụ cao.
McDonald’s nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí cửa hàng trên trang web của mình: "Chúng tôi tìm kiếm những vị trí tốt nhất trong thị trường để đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Chúng tôi đặt nhà hàng chất lượng ở khu dân cư, sân bay, trung tâm thương mại, đường cao tốc và gần các ngôi trường".
Vị trí là một yếu tố rất quan trọng. Nếu một cửa hàng được đặt ở một vị trí nào đó, khả năng cao là người chủ đã nghiên cứu các yếu tố như sức chi tiêu của người tiêu dùng trong khu vực lân cận. Do vậy, sẽ có nhiều cửa hàng khác mở theo ở cùng vị trí này.
Chỉ cần đặt câu hỏi đơn giản: "Nếu muốn mở nhà hàng, nên chọn ở nơi chưa có đối thủ nào hay đã có nhiều đối thủ?". Phương án đầu tiên ẩn chứa nhiều rủi ro hơn bởi chưa ai là "chuột bạch thí nghiệm" nhưng nếu làm ăn tốt, họ sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu đối thủ phát hiện ra điều này, rất có khả năng họ sẽ mở cửa hàng ngay gần để cạnh tranh. Trong khi đó, với phương án thứ hai, khả năng kiếm tiền đã phần nào được người đi trước chứng minh nên dù có nhiều sự cạnh tranh nhưng chỉ cần làm đủ tốt, người mới vẫn kiếm được tiền.
Ví dụ đơn giản: KFC và McDonald’s cân nhắc mở 5 cửa hàng mới tại một khu vực hay thành phố nào đó. Nếu cùng mở tại 5 địa điểm gần nhau, lợi nhuận của họ sẽ được chia đôi. Trong khi đó, nếu KFC hoặc McDonald’s mở cơ sở mà không có đối thủ ở bên cạnh, họ có thể thu về toàn bộ lợi nhuận hoặc… không gì cả. Đây được gọi là "location game" – trò chơi cân não về vị trí giữa các đối thủ cạnh tranh.
Có thể nói, mối quan hệ giữa KFC và McDonald’s là cạnh tranh và thúc đẩy lẫn nhau. Nếu hàng này đông, khách hàng có thể chuyển sang hàng khác ở ngay cạnh với thực đơn và giá cả tương đương.
Khi đặt lên bàn cân, KFC và McDonald’s có thể coi là là "kẻ tám lạng, người nửa cân". Ví dụ tại Trung Quốc, KFC nổi tiếng hơn chủ yếu vì thâm nhập thị trường sớm hơn và có nhiều cửa hàng hơn.
KFC đã "nhanh chân" mở cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh năm 1987. Tính đến năm 2020, hãng có tổng cộng 5.872 cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc. Trong khi đó, McDonald’s gia nhập thị trường khá muộn, vào tháng 10/1990. Đến năm ngoái, hãng có 3.790 cơ sở tại đất nước tỷ dân. Kế hoạch của McDonald’s là nâng tổng số cơ sở lên hơn 4.500 vào năm 2022.
Còn trên thế giới, McDonald’s có nhiều cửa hàng hơn KFC, với 36.000 cơ sở so với hơn 25.000 cơ sở của KFC. Một trong những lý do giúp hai gã khổng lồ đồ ăn nhanh này không ngừng phát triển nằm ở quy trình được tiêu chuẩn hóa. Nguyên liệu đầu vào đều được chuẩn bị tại nhà máy hoặc bếp ăn trung tâm. Sau đó, chúng được vận chuyển đến từng cửa hàng, được nhân viên chế biến theo tiêu chuẩn nên có hương vị và chất lượng gần như giống nhau ở mọi cơ sở.
Trên thực tế, không riêng KFC và McDonald’s mà rất nhiều nhà hàng là đối thủ của nhau hay được mở gần nhau. Thậm chí, trên một con phố, có thể có hàng trăm cửa hàng đồ ăn với rất nhiều lựa chọn khác nhau.
Các ngành công nghiệp khác cũng tương tự. Vậy nên mới có những con phố thời trang, điện tử, nông sản hay vật liệu xây dựng. Khi tập hợp, chúng tạo ấn tượng nhiều sự lựa chọn và chuyên nghiệp hơn hẳn cửa hàng riêng lẻ. Trong số vô vàn các sản phẩm được bày bán, người tiêu dùng chắc chắn sẽ chọn được thứ phù hợp với nhu cầu.
Nguồn: DDN
Doanh nghiệp và tiếp thị