MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán Bản Việt tăng mạnh đầu tư mạnh vào cổ phiếu Napas

14-10-2020 - 11:43 AM | Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) nói chung đang nhận được sự quan tâm rất lớn với hàng loạt thương vụ đầu tư đã diễn ra trong thời gian gần đây.

Trong hệ thống ngân hàng, CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam – Napas đóng vai trò hết sức quan trọng khi đang quản trị và vận hành trung tâm chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử quốc gia, kết nối liên thông mạng lưới 18.600 máy ATM, 261.000 máy POS, trên 100 triệu thẻ của 48 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam...

Napas hiện có vốn điều lệ 312,5 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Nhà nước là cổ đông chủ chốt nắm xấp xỉ 49% cổ phần. Bốn ngân hàng thương mại do NHNN nắm chi phối là BIDV, Agribank, Vietinbank và VCB sở hữu 20,6% cùng Tập đoàn Bưu chính viễn thông nắm 4,8% cổ phần.

Hơn 25% cổ phần còn lại do các ngân hàng TMCP cũng như các nhà đầu tư khác nắm giữ. Với cơ cấu cổ đông cô đặc cũng như các ngân hàng đều xác định đây là khoản đầu tư nắm giữ lâu dài nên cổ phiếu Napas hầu như cũng không có giao dịch và giá trị của cổ phiếu cũng không được chú ý.

Chứng khoán Bản Việt tăng mạnh đầu tư mạnh vào cổ phiếu Napas - Ảnh 1.

Trong một động thái khá bất ngờ, CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã "gom" thêm được một lượng nhất định cổ phiếu Napas trong nửa đầu năm 2020. Cụ thể, giá trị đầu tư của VCSC vào Napas đã tăng đáng kể từ mức 30,68 tỷ đồng cuối năm 2019 lên 244,44 tỷ đồng vào thời điểm 30/6. Được biết đây là động thái mua lại cổ phiếu từ các cổ đông hiện hữu do Napas không tăng vốn trong thời gian qua.

Đây là khoản đầu tư lớn thứ 3 của VCSC sau 2 khoản đầu tư vào cổ phiếu DIG và TCB. Tuy vậy số lượng nắm giữ không được VCSC công bố do vậy định giá của Napas vẫn còn là một ẩn số. Theo một số chuyên gia tài chính, với vị thế trọng yếu trong ngành tài chính cộng với kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng thì định giá Napas lên tới cả tỷ USD, thậm chí cao hơn cũng là điều không quá bất ngờ.

Chứng khoán Bản Việt tăng mạnh đầu tư mạnh vào cổ phiếu Napas - Ảnh 2.


Số liệu của chúng tôi cho thấy doanh thu và lợi nhuận của Napas tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2019, doanh thu tăng 41% lên 2.239 tỷ còn lợi nhuận sau thuế tăng 58% lên 631 tỷ đồng.

Trong năm 2020, kết quả kinh doanh của Napas sẽ ít nhiều chịu ảnh hưởng do thực hiện các đợt miễn giảm phí dịch vụ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Tính riêng trong năm 2020, NAPAS đã thực hiện 3 lần giảm phí dịch vụ chuyển mạch cho các ngân hàng với tổng số tiền giảm phí ước tính lên đến 500 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp fintech (công nghệ tài chính) nói chung đang nhận được sự quan tâm rất lớn với hàng loạt thương vụ đầu tư đã diễn ra trong thời gian gần đây. Theo dữ liệu của chúng tôi, năm 2019, VNLIFE – công ty mẹ của VNPAY – đã huy động được gần 200 triệu USD từ SoftBank và GIC, tương ứng mức định giá vào khoảng 630 triệu USD. Các ví điện tử Momo, Zalo Pay cũng huy động được thêm vài chục triệu USD trong năm ngoái dù đang lỗ lớn.

Hiện tại VNG - công ty mẹ của Zalo - vẫn là kỳ lân công nghệ (thuật ngữ chỉ startup/doanh nghiệp công nghệ chưa niêm yết có giá trị trên 1 tỷ USD) duy nhất của Việt Nam. Đầu năm 2019, Temasek khi đầu tư vào VNG đã định giá công ty này ở mức hơn 2 tỷ USD.

Chứng khoán Bản Việt tăng mạnh đầu tư mạnh vào cổ phiếu Napas - Ảnh 3.

Kinh Kha

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên