Lợi nhuận trước thuế quý 1 của VietinBank đạt hơn 5.800 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – CTG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022.
- 01-05-2022Toàn cảnh KQKD của 27 ngân hàng quý 1/2022: Cập nhật Sacombank, Vietcombank, Eximbank, Top 10 lộ diện
- 14-04-2022"Ông lớn" VietinBank muốn huy động 15.000 tỷ đồng từ trái phiếu
- 08-04-2022VietinBank muốn giữ lại hơn 9.600 tỷ đồng lợi nhuận năm 2021 để chia cổ tức bằng cổ phiếu
Ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 3 tháng đầu năm đạt 5.822 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do VietinBank tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.
Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động của VietinBank đạt 14.070 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ với động lực từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (có lãi 783 tỷ, tăng 130%), ngoài ra lãi từ hoạt động khác đạt 1.877 tỷ, gấp 4 lần cùng kỳ.
Trong khi đó, thu nhập cốt lõi là thu nhập lãi giảm 4,7% xuống 10.146 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động dịch vụ giảm nhẹ 5 tỷ (0,4%) xuống 1.278 tỷ. Hoạt động mua bán chứng khoán bị lỗ 176 tỷ đồng.
Chi phí hoạt động của ngân hàng ở mức 3.821 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 8,8% so với cùng kỳ. Tỷ lệ CIR (chi phí/thu nhập) là 27%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanhdạt 10.249 tỷ, tăng 8,9%.
Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái lên 4.426 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận trước thuế chỉ còn mức 5.822 tỷ, giảm 28%.
Tại ngày 31/3/2022, tổng tài sản của VietinBank đạt hơn 1,66 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 8,7% lên hơn 1,22 triệu tỷ. Tiền gửi khách hàng tăng 4,4% lên hơn 1,21 triệu tỷ đồng.
Tiền gửi không kỳ hạn của VietinBank tăng trưởng tích cực, đạt hơn 236.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/3/2022, tăng 4,6% so với đầu năm. Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) là khoảng 20%.
Nợ xấu của ngân hàng tăng 1.020 tỷ trong quý 1 lên 15.320 tỷ đồng, chiếm 1,25% trong tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với mức 1,26% cuối năm 2021.
Nhịp sống kinh tế