Lương 5 triệu tiêu không đủ, lương 20 triệu cũng kẹt tiền như thời sinh viên, bạn đang mắc phải chứng "lạm phát lối sống" rất nguy hiểm cho tương lai
Khi có thêm tiền, bạn có xu hướng mua sắm nhiều hơn, mua sắm những thương hiệu đắt tiền hơn, ăn uống bên ngoài và đi chơi nhiều hơn – nói nôm na là phần thu tăng 1 thì phần chi tăng 10.
- 06-02-20227 con giáp có tài vận nở rộ trong năm Nhâm Dần, may mắn phù trợ: Đầu tư, kinh doanh khôn khéo thì phát đạt không ngờ
- 06-02-2022Tổng kết nhanh Tết 2022: Có 7 nghịch lý cá rằng ai cũng trải qua, cái thứ 4 là kinh điển nhất!
- 06-02-2022Chuyên gia phong thủy nổi tiếng tiết lộ 3 con giáp đại cát đại lợi đầu năm 2022, có sao may mắn chiếu mệnh hóa rủi thành lành
Nhiều người vẫn thường nói "năm năm trước, lương năm triệu xài cũng hết, giờ lương mười triệu xài cũng hết". Thật ra nguyên nhân của điều này có thể được giải thích là "Lạm phát lối sống - Lifestyle Inflation".
Một điều rất dễ thấy là khi thu nhập tăng thì chi tiêu sẽ tăng theo. Giải thích ở góc độ tâm lý, khi chúng ta đạt được một mức lương cao nghĩa là bạn đã phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, việc dùng tiền mình làm ra để thỏa mãn bản thân là một điều hiển nhiên. Tuy nhiên, lạm phát lối sống là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nhiều người dù ở chức vị cao, có mức lương như mong muốn thế nhưng lại không tiết kiệm được nhiều tiền.
Biểu hiện của lạm phát lối sống
Thông thường thì tiền lương của người lao động được điều chỉnh tăng theo lạm phát, ngoài ra người lao động còn được tăng lương do thâm niên, do thăng tiến lên vị trí cao hơn, do đổi sang công ty khác… Thế nhưng khoản lương được tăng không những không được tích luỹ mà còn biến mất một cách rất khó hiểu? Nó mất vì lạm phát lối sống.
Một cô gái làm nhân viên văn phòng lương tháng khoảng 15 triệu đồng với lối sống "giống như bao bạn bè cùng trang lứa", khi còn phải cân đối với tiền nhà, tiền xăng, tiền ăn mặc hàng tháng thế nhưng việc mỗi sáng mua một ly cà phê trên dưới 100 nghìn đồng là chuyện hoàn toàn bình thường hay thậm chí còn được đánh giá là sành điệu. Cũng cô gái trẻ này vào một thời điểm khác, thế nhưng lương cô đã tăng gấp đôi gấp ba ngày trước. Cú lột xác sáng sáng không chỉ là cà phê, mà chiều tối, cô còn chọn ngồi xả stress ở vài ba quán rượu, những bữa tiệc trà sang chảnh, ăn sáng ở nhà hàng,... Các khoản chi tiêu khác cũng được nâng cấp theo, lối sống này dần trở thành thói quen và khoản tiết kiệm cô nàng này có vẫn là số 0 thậm chí bị âm. Đó chính là ví dụ của lạm phát lối sống.
Lạm phát lối sống nhiều lần khiến bạn lầm tưởng bản thân đang nâng cao chất lượng cuộc sống hoặc đang chăm sóc bản thân tốt hơn. Trong suy nghĩ, lạm phát lối sống thay đổi từ thái độ khi quyết định chi tiêu một thứ gì đó, bạn thường nói "tôi cần phải sở hữu nó" thay vì "tôi muốn sở hữu món đồ đó" như trước đó.
Nó bắt đầu từ việc bạn thay đổi những thói quen nhỏ nhất như là sử dụng thêm nước súc miệng thay vì chỉ kem đánh răng, chuyển từ nhãn hiệu kem đánh răng hàng Việt Nam chất lượng cao sang mua kem đánh răng nhập khẩu. Sau đó, nó dần tiến đến những món đồ to hơn, những khoản chi "nâng tay" hơn.
Xung quanh bạn là "cái bẫy" đẩy bạn vào lạm phát lối sống
Đánh vào tâm lý khách hàng, những bài review, quảng cáo luôn thu hút sự chú ý của bạn. Các doanh nghiệp chỉ cần chi một khoản tiền nhỏ chạy quảng cáo để đưa bạn vào cái bẫy chi tiêu. Chỉ với 1 thao tác tìm kiếm món đồ bạn cần, những thứ liên quan đến nó sẽ hiện hữu.
Các sàn thương mại điện tử cũng chọn ngày đẹp, giờ đẹp vào mỗi tháng để đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Việc mua sắm với bạn trở nên dễ dàng hơn khi bạn được miễn phí giao hàng, giao hàng trong 24h, chính sách đổi trả, ship cod,...
Ngoài ra, các chương trình hỗ trợ trả góp 0% từ ngân hàng, ví điện tử cũng góp phần khuyến khích bạn chi tiền, chi tiền và.... chi tiền.
Việc bạn đốt tiền để đổi lấy sự thoải mái thường nhật sẽ khiến bạn dễ sa lầy vào chứng lạm phát lối sống. Hiện nay có hơn 70 - 80% số người bị mắc chứng này.
Ở tuổi 30, bạn cần đề ra những mục tiêu ổn định hơn, bắt đầu tính đến chuyện mua nhà, khởi nghiệp,... Thay vào đó, bạn lại không có đủ nguồn vốn cho những thứ này mà thay vào đó bạn lại sở hữu rất nhiều tiêu sản.
2022 ai cũng có thể mắc lạm phát lối sống!
Bạn sẽ rất khó đến tránh được lối sống lạm phát nhưng hãy chuẩn bị sẵn tinh thần chiến đấu với nó bằng việc lập kế hoạch tài chính với những khoản thu chi rõ rệt, những khoản cần chi, cần tiêu và những khoản cần đầu tư cho tương lai.
Kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn biết được số tiền bạn cần chi tiêu ở thời gian hiện tại không vung tay quá trán, chủ động cân đối ngân sách cho hiện tại và tương lai. Làm theo kế hoạch tài chính là cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát được lạm phát lối sống đồng thời chuẩn bị tốt cho tương lai.
Bạn có thể hưởng thụ nhưng đừng quá đà. Bởi vì việc nuông chiều bản thân chỉ cách chứng lạm phát lối sống một cái chớp mắt mà thôi.
Trí Thức Trẻ