Lương cán bộ, công chức, viên chức tăng bao nhiêu sau 14 lần điều chỉnh?
Sau 14 lần điều chỉnh, lương cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng từ 120.000 đồng lên 1.210.000 đồng.
- 04-05-2016Tăng lương cho cán bộ, công chức và những nỗi lo…
- 04-05-2016Tăng lương từ 1.5.2016: Đừng để giá cả lại tăng kiểu “té nước theo mưa”
- 01-05-2016Chính thức tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức từ hôm nay
- 19-04-2016Năm 2017, tăng lương tối thiểu vùng sẽ thấp hơn mức 12,4%
Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1/5/2016, lương cán bộ, công chức , viên chức, lực lượng vũ trang được tăng từ 1.150.000 đồng lên 1.210.000 đồng (tăng 5%).
Nguồn tiền tăng lương được các bộ, ngành, địa phương cân đối trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao năm 2016. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Đây là thông tin vui đối với những người làm công ăn lương, sau 3 năm “giậm chân tại chỗ” ở mức 1.150.000 đồng.
Sau 14 lần điều chỉnh, lương cơ sở tăng từ 120.000 đồng lên 1.210.000 đồng.
Dù mức tăng không lớn (60.000 đồng/1 bậc lương) song việc cố gắng tăng lương cơ bản sau 3 năm trì hoãn được cho là cố gắng lớn của Chính phủ. Để đảm bảo cho khoản tăng này, ngân sách nhà nước sẽ phải chi thêm 11.000 tỷ đồng trong năm 2016.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, với tổng thu NSNN dự toán năm 2016 là 1.019.200 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.273.200 tỷ đồng và mức bội chi ngân sách nhà nước là 254.000 tỷ đồng, tương đương 4,95% GDP của năm 2016, việc tăng lương cũng không gây áp lực nặng lên cân đối NSNN.
Tuy nhiên, tăng lương luôn đồng nghĩa với hệ quả khiến vị trí việc làm trong khu vực nhà nước thêm hấp dẫn và “đắt đỏ”; làm tăng sức kéo, nán níu một bộ phận cán bộ người lao động thuộc khu vực này, nhất là nhóm người có năng lực và trách nhiệm thấp, khiến tăng chi thường xuyên và chậm quá trình giảm biên chế, tinh gọn bộ máy.
Bởi vậy, theo ông Nguyễn Minh Phong, tăng lương cần đi đôi với việc giảm thiểu tình trạng “nuôi báo cô” những biên chế thừa bằng tiền thuế người dân.