MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mắc kẹt trên núi vì bị Google Maps chỉ vào con đường không tồn tại

13-11-2023 - 10:10 AM | Kinh tế số

Đây không phải lần đầu có người bị Google Maps dẫn vào đường này.

Mắc kẹt trên núi vì bị Google Maps chỉ vào con đường không tồn tại - Ảnh 1.

Một người leo núi đã được giải cứu khỏi rìa vách đá vào cuối tuần trước, sau khi anh đi theo con đường “không tồn tại” mà Google Maps chỉ dẫn. Đội cứu hộ nhận tin có người leo núi mắc kẹt trên Núi Fromme ở Vancouver, Canada, người này đã leo lên địa hình cực kỳ khó khăn từ khu vực Thác Kennedy.

Đội cứu hộ North Shore (NSR) cho biết khu vực này rất dốc và không có con đường mòn nào dẫn đến vách đá nơi người leo núi được tìm thấy. NSR nói rằng các biển cảnh báo đã được đặt để cảnh báo những người leo núi nên dừng lại.

Tổ chức này cho biết trong một bài đăng trên Facebook: Khu vực này rõ ràng là nguy hiểm vì từng có một trường hợp tử vong trước đó ”.

NSR đã triển khai một đội cứu hộ trực thăng nhưng không thể xác định được vị trí của người bị nạn từ trên không. Những tán cây rậm rạp đã che khuất tầm nhìn và người này đã di chuyển với “thiết bị tối thiểu”, nghĩa là anh ta không có đèn pin trên tay để ra hiệu cho lực lượng cứu hộ đến vị trí của mình. Một đội tìm kiếm và cứu hộ cuối cùng đã tìm thấy anh.

Mắc kẹt trên núi vì bị Google Maps chỉ vào con đường không tồn tại - Ảnh 2.

Khu vực Thác Kennedy

NSR đưa tin đây không phải là lần đầu tiên một người leo núi cần được giải cứu vì đi theo Google Maps. Một người leo núi khác đã bị mắc kẹt trên vách đá vào tháng 9, sau khi được cho là đã đi theo con đường tương tự xuất hiện trên Google Maps, người này gọi 911, nói rằng anh ta bị mắc kẹt trên Núi Fromme.

NSR xác nhận Google Maps đã xóa đường mòn phía bắc Fromme sau khi được họ cảnh báo vào thứ Hai, nhưng tổ chức này cũng khuyên không nên sử dụng điện thoại cho mục đích định vị khi leo núi, vì Google Maps phù hợp là một “bản đồ đường phố đô thị” hơn. Những người leo núi nên cân nhắc sử dụng các ứng được thiết kế cho hoạt động ngoài trời như CalTopo hoặc Gaia, được tải sẵn bản đồ địa hình vùng hoang dã thích hợp cho khu vực mình sẽ đi. NSR cũng khuyên nên dùng bản đồ giấy và la bàn cho những mục đích leo núi hay dã ngoại, cắm trại ở khu vực hoang dã.

Vài tháng trước, Google đã bị kiện vì chỉ dẫn một người đàn ông vào con đường nguy hiểm, khiến ông đi qua một cây cầu cũ và bị té tử vong. Đơn khiếu nại cáo buộc Google không cập nhật Maps kịp thời, cho rằng cây cầu đã sập 9 năm trước và lẽ ra phải được cập nhật trong ứng dụng.

Người phát ngôn của Google cho biết: Chúng tôi sử dụng nhiều nguồn khác nhau để cập nhật Google Maps, bao gồm thông tin, hình ảnh và phản hồi của bên thứ ba từ cộng đồng ”.


Theo Tuấn Nguyễn

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên