Mắc ung thư gan giai đoạn cuối ở tuổi 29, nữ biên tập viên thú nhận 3 sai lầm mình từng mắc và mong mọi người hãy thực hiện 3 điều quan trọng này
Được chẩn đoán mắc ung thư gan 4 tháng trước ở tuổi 29, Ye Hong quyết định chia sẻ về căn bệnh của mình trên mạng xã hội Weibo với mong muốn không ai rơi vào trường hợp giống mình.
- 11-09-2020Ung thư thứ hai sau ung thư tuyến giáp - nguy cơ mà nhiều người còn rất mơ hồ: Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra “kế hoạch” dự phòng ai cũng có thể thực hiện
- 11-09-2020WHO cảnh báo 4 loại thực phẩm nhiều người yêu thích nhưng thường xuyên sử dụng sẽ khiến ung thư luôn cận kề: Số 1 là thứ từ trẻ tới già đều mê!
- 09-09-2020Ung thư tuyến giáp chiếm 90% bệnh nhân ung thư nội tiết, dấu hiệu âm thầm nhưng có thể điều trị được: Bác sĩ BV Bạch Mai chỉ rõ 5 điều quan trọng về căn bệnh này
Bệnh ung thư gan không chỉ là căn bệnh của người già mà nó ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, một vài thói quen xấu cũng có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của loại ung thư này. Câu chuyện của một nữ biên tập viên tên là Ye Hong, người Trung Quốc chính là một ví dụ.
Trang QQ đã chia sẻ về bài viết của Ye Hong như sau:
Cuộc sống của tôi giờ đây đang đếm ngược từng ngày vì căn bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Tôi là một biên tập viên truyền thông với tuổi nghề 3 năm, cách đây 4 tháng tôi được chẩn đoán mắc bệnh. Bác sĩ bảo hiện giờ thời gian để điều trị bệnh tối ưu đã quá muộn, tôi chỉ có thể điều trị bảo tồn.
Nằm trên giường bệnh trong suốt thời gian qua đã giúp tôi biết thêm các kiến thức về bệnh gan. Nhờ trò chuyện nhiều với bác sĩ, tôi cũng hiểu ra 3 thói quen dưới đây khiến mình mắc bệnh.
1. Tôi đã thức khuya quá nhiều
Khi mới bước chân vào nghề, dù kiến thức ở trường Đại học có giúp ích cho công việc của tôi rất nhiều nhưng khi đi vào thực tế vẫn còn nhiều khoảng cách. Để có đủ kiến thức làm công việc này, tôi luôn phải cố gắng rất nhiều, tôi thường kết thúc công việc lúc 3,4 giờ sáng sau đó mới tắm rửa và đi ngủ.
(Hình minh họa).
Nhưng tôi không biết rằng, gan là cơ quan có khả năng giải độc , thời gian làm việc chủ yếu từ 11 giờ đến 3 giờ sáng. Gan cần đủ máu để thực hiện quá trình giải độc vì thế nếu chúng ta không ngủ trong thời gian này, cơ thể sẽ tiêu hao một phần máu, khiến gan không được cung cấp đủ năng lượng để làm tốt công việc giải độc của nó, và như vậy thì cơ thể sẽ tích tụ không ít độc tố. Lâu ngày sẽ gây hại cho gan và làm nó bị tổn thương nặng nề.
2. Tôi thường xuyên bỏ bữa
Do tính chất công việc bận rộn, thường xuyên phải nghiên cứu bản thảo, tìm hiểu để nắm được xu hướng phát triển, tôi gần như không có thời gian để ăn đủ các bữa, nhiều trường hợp chỉ ăn 1 bữa/ngày.
Bác sĩ bảo với tôi rằng, gan có chức năng tiết mật và là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, mật có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa ở dạ dày và ruột, nhưng nếu chúng ta thường xuyên ăn uống không điều độ có thể gây rối loạn chức năng gan, về lâu dài sẽ khiến gan bị tổn thương và gây ra các bệnh ở gan.
Gan có chức năng tiết mật và là bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa.
3. Tôi có thói quen hút thuốc
Vì áp lực công việc nhiều nên tôi coi việc hút thuốc lá như một cách để giải tỏa cảm xúc, giai đoạn đầu tôi có thể kiềm chế được nhưng sau này mỗi ngày tôi đều hút mỗi ngày 2 gói, cũng có thời điểm tôi nghĩ đến việc bỏ thuốc lá vài lần nhưng sau cùng vẫn không thể làm được.
Khi đã mắc bệnh tôi tìm hiểu mới biết, thuốc lá chứa một lượng lớn các gốc tự do và độc tố có hại, sau khi các chất độc hại này xâm nhập vào cơ thể con người, chúng sẽ cản trở quá trình gan tự phục hồi, khiến gan bị xơ hóa từ từ, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và tăng gánh nặng cho gan.
Chính sự rối loạn trong công việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống không điều độ, hút thuốc lá nhiều đã khiến tôi từng bước mắc bệnh ung thư gan.
Hãy thực hiện 3 thói quen này để lá gan ngày càng khỏe mạnh
1. Tập thể dục nhiều hơn
Để nuôi dưỡng sức khỏe gan, mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất nửa tiếng để tập thể dục.
Theo Ye Hong, tập thể dục thường xuyên cũng là cách tốt để nuôi dưỡng gan và bảo vệ gan, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, đẩy nhanh tốc độ chuyển hóa và giải độc của gan, đồng thời có tác dụng đốt cháy chất béo, tránh tích tụ nhiều mỡ trong gan làm tổn thương gan.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn có thể tăng cường hoạt động của tế bào gan, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể làm tốt vai trò bảo vệ gan.
Tập thể dục thường xuyên cũng là cách tốt để nuôi dưỡng gan và bảo vệ gan.
2. Uống thêm trà
Gan thích môi trường ẩm ướt, uống trà thường xuyên có thể bổ sung nước kịp thời, làm loãng các chất độc, rác tồn đọng trong máu và giảm áp lực cho gan.
Các loại trà hoa cúc có chứa nhiều choline, flavonoid, selen, có tác dụng đáng kể đối với gan. Cụ thể:
- Choline: Nó có thể tiêu diệt chất béo, đẩy nhanh tốc độ gan chuyển hóa chất béo và tránh tích tụ chất béo trong gan;
- Flavonoid: Làm cho tế bào gan có sức sống cao hơn, cải thiện tốc độ chuyển hóa và giải độc của gan...
- Selen: Cải thiện khả năng tái tạo và tự phục hồi của tế bào gan, đồng thời ngăn chặn vi rút, vi trùng có hại xâm nhập.
3. Ăn nhiều rau xanh
Ăn nhiều rau xanh có thể làm thông kinh mạch gan hiệu quả và phòng tránh suy nhược gan.
Ăn nhiều rau xanh có thể làm thông kinh mạch gan hiệu quả và phòng tránh suy nhược gan. Ngoài ra, trong rau xanh còn chứa các nguyên tố phong phú, các loại vitamin và một lượng lớn chất xơ giúp thúc đẩy quá trình tự phục hồi của gan, giảm áp lực gan và nuôi dưỡng gan hiệu quả.
Trí Thức Trẻ