MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mất bao lâu để các điểm đến thay thế như Việt Nam, Mexico xây dựng được năng lực sản xuất như Trung Quốc đại lục?

Và vì sao các nhà máy sản xuất không trở lại Hoa Kỳ?

Hoa Kỳ đang rất nỗ lực lấp những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng của mình, đưa ra nhiều chính sách mời gọi có, gây áp lực cũng có, để các công ty quay trở lại sản xuất ở Mỹ. Nhưng thực tế, hầu hết các công ty sẽ không về Mỹ. Các chuyên gia kinh doanh nói với South China Morning Post, không có lý do nào hợp lý cho việc chuyển đi rồi lại quay về Mỹ cả.

Bộ Quốc phòng và Thương mại đang gây áp lực buộc các công ty Mỹ giảm mạnh hoặc chấm dứt việc nhập khẩu nguồn cung và hàng hóa của Trung Quốc; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang hợp tác với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản để tái cơ cấu chuỗi cung ứng; và Tổng thống Donald Trump đã ký một chỉ thị vào tháng 5, chỉ đạo Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ củng cố hoạt động của các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

"Mục tiêu của tôi là sản xuất mọi thứ mà Mỹ cần, sau đó xuất khẩu ra thế giới", ông Trump nói trong chuyến thăm gần đây tới một nhà máy ở Pennsylvania.

Mất bao lâu để các điểm đến thay thế như Việt Nam, Mexico xây dựng được năng lực sản xuất như Trung Quốc đại lục? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng mục tiêu của ông là sản xuất mọi thứ mà Mỹ cần. Ảnh: Reuters

Quốc hội Hoa Kỳ mới đây đã thông qua một số dự luật đẩy mạnh sản xuất và khôi phục các ngành công nghiệp Mỹ. Đối với một số lĩnh vực quan trọng như: đất hiếm, các sản phẩm y tế, máy bay không người lái, thép và chất bán dẫn, họ đang kêu gọi trợ cấp, giảm thuế, bảo vệ an ninh quốc gia và hạn chế đầu tư hoặc cấm đầu tư đối với các công ty Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Lindsey Graham, Cộng hòa Nam Carolina, đã tuyên bố: "Chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc".

Tuy nhiên, các nhà sản xuất chuyển từ châu Á sang Mỹ thường phải đối mặt với các nhà máy ọp ẹp, cơ sở hạ tầng lỗi thời, mạng lưới nhà cung cấp kém phát triển và lao động chất lượng thấp, các nhà phân tích cho biết.

Renaud Anjoran, Giám đốc điều hành của công ty cố vấn Sofeast (Thâm Quyến), cố vấn cho các công ty sản xuất tại Trung Quốc và Việt Nam nói với SCMP rằng: "Tổng chi phí của các công ty không giảm quá nhiều khi họ rời Trung Quốc".

"Tôi không tin rằng có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có thể đào tạo lại (reskill) người dân đủ nhanh để thích ứng với ngành sản xuất mới ngay lập tức", ông Rafael Salmi, Chủ tịch Richardson RFPD, một công ty kỹ thuật công nghệ có trụ sở tại Geneva, Illinois lập luận.

"Kể cả có hàng trăm ngàn tài xế, hay thợ làm tóc thất nghiệp vì Covid-19, làm sao mà họ điều hành một nhà máy công nghệ cao ngay được? Việc tiếp cận lao động chất lượng cao vẫn là một thách thức lớn" - ông Rafael nói.

Mất bao lâu để các điểm đến thay thế như Việt Nam, Mexico xây dựng được năng lực sản xuất như Trung Quốc đại lục? - Ảnh 2.

Năm ngoái, nhà sản xuất đồ thể thao cao cấp Kitsbow đã trở lại ở Bắc Carolina.

"Chúng tôi cũng đoán sẽ phải đào tạo lại một số công nhân, nhưng không lường được là sẽ phải đào tạo lại gần như tất cả", ông David Billstrom, Giám đốc điều hành của Kitsbow tâm sự. "Nhưng tin tốt là, các máy may bây giờ đã tự động hóa nhiều rồi, tuy nhiên, công ty vẫn phải chi rất nhiều cho đào tạo".

Các chuyên gia kinh doanh nói, việc các công ty phương Tây chuyển sản xuất sang Trung Quốc những năm 2000 có lý do kinh tế rất hợp lý. 

Trao đổi với SCMP, David Collins, Giám đốc điều hành của Transformation Group, chuyên tư vấn cho các công ty sản xuất xe hơi, quân sự và sản phẩm tiêu dùng ở Trung Quốc, đã chỉ ra rằng, việc chuyển đến Trung Quốc thời điểm đó sẽ tiêu tốn 25 triệu USD, trong khi tự động hóa và nâng cấp nhà máy ở Mỹ với kết quả tương tự sẽ chỉ tiêu tốn 10 triệu USD. Nhưng hàng loạt công ty vẫn quyết định đến Trung Quốc.

Giờ đây, đại đa số các công ty đang tìm cách cắt giảm sản xuất ở Trung Quốc đại lục, nhưng là để chuyển sang Mexico, Đài Loan, Việt Nam, chứ không phải Mỹ.

"Nhưng cần phải mất hai đến ba thập kỷ để xây dựng khả năng sản xuất như ở Trung Quốc", ông Rafael Salmi nói. Sẽ phải mất ít nhất 10 năm nữa để hoàn thiện điều đó và bắt đầu xây dựng các trung tâm khác ở Mexico, Costa Rica, Việt Nam, Malaysia.

Nếu nhà máy về Mỹ, thì cũng là các nhà máy tự động hóa, không thâm dụng lao động, và không giống như khi các nhà máy rời Mỹ để đến châu Á.

Trong những tháng đầu của đại dịch, việc thiếu khẩu trang các thiết bị bảo vệ cá nhân khác đã bộc lộ sự phụ thuộc quá mức vào các nhà cung cấp thiết bị y tế nước ngoài. Thiếu khẩu trang trong bối cảnh đại dịch coronavirus nhắc nhở thế giới về sự thống trị sản xuất của Trung Quốc

"Nhưng đó không phải là vấn đề", Chuyên gia Francisco Sanchez, Chủ tịch của CNS Global Advisors và là cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nói - "Chỉ là chúng ta đã không dự trữ đủ".

H.A

SCMP

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên