Mất nguồn thu từ sinh viên nước ngoài do Covid-19, nhiều đại học ở Anh "kêu cứu"
Cuộc khủng hoảng này “không phải là 1 cơn bão hoàn hảo mà chính là 1 trận sóng thần” giáng vào ngành giáo dục của xứ sở sương mù, với những tác động sâu sắc và kéo dài.
- 14-04-2020Cách một triệu phú chèo lái công ty đầu tư có tài sản 9 tỷ USD đứng vững giữa ‘bão’ Covid-19
- 14-04-2020Từng là yếu tố giúp nước Mỹ tự tin không rơi vào suy thoái, lĩnh vực này đang chứng kiến đà tụt dốc nặng nề chỉ trong vòng 2 tuần
- 14-04-2020Lo ngại về mùa báo cáo tài chính, Dow Jones và S&P 500 lần đầu rớt điểm sau 3 phiên, trong khi cổ phiếu công nghệ bứt phá
Một nhóm các trường đại học ở Anh dự đoán rằng họ sẽ mất đi hơn 100 triệu bảng (124 triệu USD) vì mất đi các sinh viên nước ngoài, cảnh báo rằng Covid-19 sẽ giống như một “cơn sóng thần ập đến với ngành giáo dục”.
Theo dự báo năm nay lượng sinh viên nước ngoài tại các trường sẽ giảm tới 80-100%, trong đó một vài cái tên danh giá nhất lại nằm trong nhóm những trường bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Hiện ngành giáo dục Anh đang kiến nghị Chính phủ nước này có biện pháp hỗ trợ bằng cách bơm hàng tỷ bảng tiền mặt để họ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng. Ngoài chuyện giảm nguồn thu học phí từ du học sinh, các thu nhập từ tổ chức hội thảo và kinh doanh chỗ ở cũng bị ảnh hưởng nặng.
Các trường đã chuyển sang các khóa học trực tuyến từ đầu năm nay, nhưng đáng lo lắng là ảnh hưởng từ nhóm những sinh viên năm đầu. Thời gian gần đây nhiều trường vừa mới vay mượn các khoản tiền lớn để xây dựng các khu ký túc xá và giảng đường hiện đại nhằm thu hút sinh viên nước ngoài. Trước đó sức hút của các trường đại học Anh vốn đã sụt giảm vì Brexit.
Andrew Connors, người phụ trách mảng đào tạo ở Lloyds Banking Group, cho rằng cuộc khủng hoảng này “không phải là 1 cơn bão hoàn hảo mà chính là 1 trận sóng thần” giáng vào ngành giáo dục của xứ sở sương mù, với những tác động sâu sắc và kéo dài.
Ông cho rằng các ngân hàng sẽ cung cấp cho các trường những khoản vay cần thiết, vì giáo dục là ngành quan trọng trong nền kinh tế Anh. Tuy nhiên, “theo những gì tôi đã trải qua thì cuộc khủng hoảng lần này không hề giống với khủng hoảng tài chính 2008, vì nó chạm đến tất cả mọi người, nhiều ngành đã sống tốt trong cuộc khủng hoảng trước giờ phải chiến đấu ác liệt để tồn tại”
Ngành giáo dục nước Anh cũng đã kiến nghị một loạt biện pháp để tăng gấp đôi ngân sách cho nghiên cứu và cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho các trường gặp rắc rối. Tuy nhiên các trường có rất ít lựa chọn cắt giảm chi phí, như làm mọi thứ để thu hút sinh viên nước ngoài, nghiên cứu ít hơn, thuyết phục các sinh viên năm cuối học lên bậc cao hơn. Tình hình tài chính vốn đã rất khó khăn trước khi dịch bệnh ập đến.