Millennials: Cần sự thấu hiểu
Thế hệ thanh thiếu nên đầu tiên trưởng thành cùng các phương tiện truyền thông xã hội sẽ được gọi chung dưới tên Millennials (Thế hệ Y), cụm từ chỉ những người trẻ đang ở độ tuổi 20, 30. Họ nổi lên là lực lượng lao động chủ lực, được đào tạo tốt nhất nhưng cũng khó quản lý.
Cập nhật việc làm nhanh nhất tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Theo nhiều người nhận xét, Millennials luôn cứng đầu, cho mình là nhất và chẳng bao giờ hài lòng với công việc hiện tại hay thậm chí còn trở thành "cơn ác mộng của nhà tuyển dụng". Bạn sẽ hiểu rõ khi “vén màn bí mật” Millennials cùng Trưởng phòng Nhân sự Công ty Tuyển dụng và Tìm kiếm việc làm hàng đầu Việt Nam CareerLink.vn.
Người ta thường đánh giá Millennials rằng “họ có sự tự tin nhưng thái quá, họ có sự lạc quan với những kỳ vọng phi thực tế, họ thích dấn thân nhưng rất cứng đầu và họ chính là nỗi ác mộng của những nhà tuyển dụng”. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn tỏ ra ngán ngẩm hoặc tệ hơn là từ chối các Millennials vì mặc định rằng họ không thích tuân theo kỷ luật, một mực vì quyền lợi cá nhân và… cực kỳ lười biếng.
Giữa muôn vạn người khác nhau về tính cách chắc chắn sẽ tồn tại một bộ phận giới trẻ với những suy nghĩ tự tin thái quá và có phần ảo tưởng như trên. Vậy sao không dựa vào sự thấu hiểu tâm lý và nhu cầu của Millennials để xem họ liệu có xấu như những điều vẫn thường nghe?
Hãy hiểu Millennials để thấy họ không phải là "cơn ác mộng" qua các từ khóa: tự do, năng lực, sự hoài nghi.
1. Tự do
Tự do ở đây chính là không bị gò bó bởi những quy định giờ giấc, đồng phục,… của các công ty. Phần đông Millennials khẳng định họ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều nếu được chủ động và linh hoạt thời gian. Việc bị bó buộc trong văn phòng cố định theo giờ hành chính khiến họ không thể sáng tạo nên những ý tưởng mới mẻ.
Đây còn là sự tự do ngôn luận khi Millennials còn thể hiện mình mạnh mẽ qua những chính kiến và sự quả quyết trong công việc. Sự thoải mái phát biểu và bảo vệ ý kiến cá nhân cũng như việc dám nghĩ dám làm đã khiến Millennials bị đánh giá cứng đầu hay ảo tưởng sức mạnh. Nếu dành cho nhau sự thấu hiểu, bạn sẽ thấy rằng Millennials cũng sẽ nhận lỗi và sửa lỗi nếu họ sai và đa phần sự tự do của họ sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Có thể nói rằng Millennials chính là “tự do trong khuôn khổ”.
2. Năng lực
Thế hệ Y nhận sự giáo dục hiện đại, trở nên nhạy bén và giàu khả năng sáng tạo. Họ là lớp người trẻ thích mạo hiểm, chinh phục những thách thức với nền tảng kiến thức được trau dồi hằng ngày. Khi đi làm, họ thường đặt kỳ vọng rất cao, ao ước được đổi mới, khao khát học hỏi và cống hiến.
Đối với những công việc được giao, Millennials muốn được làm chủ độc lập. Điều này đôi khi lại khiến sếp và đồng nghiệp nghĩ rằng Millennials có tính “độc chiếm”, thiếu sự sẻ chia, “tự cao, tự mãn”. Do đó, nhiều nhà quản lý thường giao cho Millennials những công việc nhàm chán với mức lương “bọt bèo”. Điều này khiến cho người có sự nhiệt tình năng nổ đến thế nào cũng dễ nản chí, dẫn đến giảm hiệu suất công việc, gây nhiều sự bất mãn.
Một sự thật chính là Millennials vẫn tìm kiếm và nhờ vả đồng nghiệp để giải đáp những kiến thức hạn chế và muốn tự mình hoàn thành mọi thứ thay vì nhờ người khác “cầm tay dẫn đi”. Đừng vì sự hiểu biết phiến diện mà hiểu lầm thế hệ Millennials và đánh giá sai năng lực của họ, nhà tuyển dụng nên công nhận sự năng động, tự tin, sáng tạo và mang đến họ cơ hội thay vì làm suy yếu khả năng của họ.
3. Sự hoài nghi
Sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ và các phương tiện truyền thông xã hội, Millennials đã dần hình thành sự hoài nghi về quảng cáo. Thế nên từ việc đơn giản nhất là mua sản phẩm cho đến đi học và đi làm, Millennials đều mong muốn nhận được sự giới thiệu, chia sẻ từ bạn bè và người thân hay thậm chí là tự họ trải nghiệm, tạo ra những tiếp xúc cá nhân sẽ giúp họ tin tưởng hơn. Do đó, nói Millennials là những người luôn “dấn thân” là hoàn toàn chính xác. Họ sẽ không ngại khó, ngại khổ, miễn là việc làm đó mang đến cho họ sự cọ sát thực tế nhất để từ đó dập tắt mọi hoài nghi về nó.
Dân số Việt Nam thuộc thế hệ Millennials đang chiếm số lượng lớn. Việc thấu hiểu và hóa giải “cú sốc thế hệ” là điều cần thiết thực hiện của các lãnh đạo, đừng vì những hiểu lầm từ một phía mà quy chụp cho cả thế hệ Y những suy nghĩ tiêu cực.
Còn đối với những bạn trẻ Millennials, việc trải nghiệm cuộc sống và làm việc chỉ là những bước đi đầu tiên trên con đường dài phía trước của bạn. Đừng cố gắng giải thích mà hãy chứng minh cho người khác thấy rằng bạn có năng lực và xứng đáng được tôn trọng.