Minh Beta bất ngờ tiết lộ khoản thu nhập thụ động từ bài hát quốc dân nổi tiếng "Việt Nam ơi"
Với số vốn đầu tư 10 triệu ban đầu, ca khúc "Việt Nam ơi" đem lại khoản thu nhập thu động có tỷ suất lên đến vài nghìn phần trăm cho Minh Beta.
- 25-01-2022HOT: Minh Beta - ông chủ rạp chiếu phim Beta sốt ruột khi giáp tết bị giục hỏi “chuyện có bồ”, up hình công khai với cộng đồng mạng?
- 25-06-2021CEO Minh Beta: “Tiềm năng phục hồi thị trường Rạp chiếu phim tại Việt Nam sau đại dịch”
- 11-01-2021Liên minh Hyundai - Apple sẽ ra mắt "mẫu xe beta" từ 2022, sản xuất hàng loạt từ 2024
Không chỉ là doanh nhân trẻ nổi tiếng trong giới khởi nghiệp, Minh Beta- nhà sáng lập Beta Group còn là một nhạc sĩ. Năm 2011, anh sáng tác nhạc phẩm "Việt Nam ơi" trước khi lên đường sang Mỹ du học. Năm 2018, ca khúc gây xúc động mạnh khi sử dụng trong một MV khi đội tuyển bóng đá Việt Nam U23 giành ngôi Á quân tại Giải vô địch bóng đá U23 châu Á.
Bài hát này thường được phát lên sau những sự kiện, giải đấu thể thao lớn nhỏ của quốc gia.
"Vì anh là nhà kinh doanh, tôi sẽ hỏi anh dưới góc độ thực tế. Anh đã mất bao nhiêu tiền và đã thu về được bao nhiêu tiền từ "Việt Nam ơi"?", host Ngọc Trinh bất ngờ đặt câu hỏi cho founder Minh Beta trong talkshow Tự do tài chính được phát sóng mới đây.
"Để trả lời câu hỏi của Trinh thì mình phải nhớ lại từ năm 2011 khi mình sản xuất bài hát này thì tổng số tiền bỏ ra cho nó chỉ dưới 10 triệu thôi. Vì khi quay MV thì nó là một dự án cộng đồng, tất cả các anh chị em tham gia vào đều hỗ trợ cho Minh để sản xuất ra MV. Không ai lấy tiền từ dự án đó nên mình cũng không tốn tiền cho MV. Còn bài hát thì tốn tiền đến studio thu âm. Còn tổng số tiền thu nhận được thì Minh cũng không tính đâu nhưng hàng tháng vẫn có khoản tiền đều đặn chảy vào tài khoản của mình. Tuy nó cũng không quá nhiều nhưng cũng là niềm vui mỗi lần mình thấy ting ting", Minh Beta vui vẻ trả lời.
Chưa hài lòng với câu trả lời của nhà sáng lập Beta Group, Ngọc Trinh tiếp tục đặt câu hỏi liệu khoản nhận về hàng tháng này gấp gấp bao nhiêu lần số vốn mình bỏ ra ban đầu.
"Nếu tính theo phần trăm thì con số rất lớn, phải nhiều nghìn phần trăm", Minh Beta cho biết.
Dưới góc độ của tự do tài chính, có thể thấy "Việt Nam ơi" chính là ví dụ kinh điển cho khái niệm thu nhập thụ động để người trẻ học hỏi.
Minh Beta gắn với tên tuổi của chuỗi rạp chiếu phim nội địa Beta Cinemas. Chuỗi rạp này được anh tự tìm hiểu, nghiên cứu thông tin và tự phát triển. Beta Cinemas tập trung vào phân khúc tầm trung với mức giá vé vừa phải đi kèm với dịch vụ ăn uống. Sau hơn 6 năm hoạt động, chuỗi 15 rạp chiếu phim đã được phủ sóng khắp cả nước, phục vụ hàng triệu lượt khách mỗi năm.
Với tiềm năng phát triển, mới đây Beta Media - đơn vị vận hành Beta Cinemas nhận được khoản đầu tư góp vốn 8 triệu USD từ Quỹ đầu tư Daiwa PI Partners (Nhật Bản). Với thỏa thuận này Beta Media cán mức định giá doanh nghiệp là 1.000 tỷ đồng.
Khoản đầu tư này sẽ là nguồn lực giúp Beta Media có thêm tài lực để mở rộng đầu tư trong hai lĩnh vực tiếp tục mở rộng chuỗi cụm rạp Beta Cinemas thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu để sớm hoàn thiện mục tiêu sở hữu 50 cụm rạp chiếu phim trong 2-3 năm tới.
Trước Beta Cinemas, năm 2009 Minh Beta cũng từng đầu tư chuỗi nhà hàng Doco Donuts & Coffee. Sau 3 năm phát triển chuỗi, Minh Beta bán chuỗi Doco Donuts để theo học MBA tại Harvard (Mỹ).
Minh Beta là cựu học sinh chuyên toán trường THPT Hà Nội – Amsterdam. Tốt nghiệp cấp 3, anh được cấp học bổng toàn phần tại Đại học Sydney. Ra trường với tấm bằng danh dự hạng Nhất (First Class Honours), anh đến Singapore làm việc hai năm.
Nhịp sống kinh tế