MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày

24-12-2018 - 23:46 PM | Sống

Nhiều người cho rằng đột quỵ là bệnh của người già, tuy nhiên ngày càng nhiều những trường hợp của người trẻ chưa đến 30 tuổi đã bị xuất huyết não, phải sống thực vật đã chứng minh căn bệnh này đang dần trẻ hóa.

Anh Tiểu Lưu, năm nay 29 tuổi, ở Phúc Kiến (Trung Quốc) từ trước đến giờ vẫn luôn có cơ thể khỏe mạnh. Bất ngờ đến một ngày Tiểu Lưu bị đột quỵ do xuất huyết não, rơi vào tình trạng hôn mê bất tỉnh và trở thành người thực vật. Mặc dù sau hơn nửa năm trị liệu Tiểu Lưu đã tỉnh lại, nhưng anh ta cũng chỉ có thể phối hợp với những người thân trong gia đình bằng cách nháy mắt, gật đầu và lắc đầu đơn giản. Tình trạng của người đàn ông là trụ cột gia đình như vậy khiến mọi người đều cảm thấy đau lòng.

Xuất huyết não hay xuất huyết nội sọ là một loại đột quỵ. Nguyên nhân phổ biến nhất và quan trọng nhất của xuất huyết não là tăng huyết áp. Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là một lối sống lành mạnh tích cực, thói quen tập thể dục đều đặn và ăn uống hợp lý. Người bị cao huyết áp nên tránh sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều muối và đường.

Natri và muối

Lượng natri mỗi người được khuyến nghị sử dụng là 2300 miligam mỗi ngày. Những loại thực phẩm có chứa khoảng 5% DV( (giá trị phần trăm hàng ngày) natri trở xuống được coi là ít, khoảng 20% trở lên được coi là cao.

Cần chú ý những loại thức ăn sau:

1. Đậu đóng hộp

Đậu thường là lựa chọn dinh dưỡng mà lành mạnh nhờ chứa nhiều protein, chất xơ và chất chống viêm. Tuy nhiên, các loại rau củ đóng hộp, đặc biệt là đậu, thường chứa lượng muối natri khá cao nhằm mục đích bảo quản. Khi sử dụng, nên rửa trước với nước sạch để làm giảm lượng muối bên trong.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 1.

2. Các loại súp trộn sẵn

Mặc dù được quảng cáo là chứa nhiều thành phần bổ dưỡng, bạn có thể bị sốc khi biết hàm lượng natri có nhiều đến mức nào trong các loại súp trộn sẵn. Vì không thể rửa sạch như đậu đóng hộp, khi chọn dùng loại thực phẩm này, hãy cố gắng tìm sản phẩm có nhãn "ít natri" hoặc "giảm muối" trên bảng thành phần dinh dưỡng.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 2.

3. Cà chua nấu sẵn

Cà chua dùng để chế biến sẵn thường được trồng trên quy mô lớn, cứng cáp hơn để không bị hỏng suốt quá trình thu hoạch, vận chuyển, đóng hộp và đặt lên kệ. Chính vì thế, các loại cà chua nghiền và đóng hộp cần rất nhiều natri để làm nước sốt ngon miệng hơn và bảo quản được lâu dài.

Thay vì sử dụng sản phẩm chế biến sẵn, chúng ta có thể tự tay lựa mua cà chua tươi và chất lượng, tự đóng hộp ở nhà với hàm lượng muối thấp, không có chất bảo quản.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 3.

4. Thịt đóng hộp và chế biến sẵn

Xúc xích, thịt xông khói hay các loại thịt chế biến sẵn đều được bảo quản trong một thời gian dài nhờ hàm lượng natri cao trong đó. Thay vì nạp protein và những dưỡng chất cần thiết, bạn đang hi sinh sức khỏe của mình vì lượng muối và chất bảo quản khi ăn quá nhiều những sản phẩm này.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 4.

5. Đồ đông lạnh đã qua chế biến

Các thực phẩm đã chế biến nằm ở khu đông lạnh như pizza, cánh và đùi gà... có thể đã nấu cả tháng trời trước khi có người mua về sử dụng. Một lượng muối lớn được tẩm ướp vào đồ ăn để đảm bảo nó vẫn có mùi vị ngon lành sau một thời gian dài. Một số thương hiệu cao cấp và chất lượng cao có thể làm ra những món ăn với ít muối hơn nhưng lại đi với giá thành cao hơn hẳn.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 5.

Các loại đường

Đường có rất nhiều trong các loại thực phẩm, từ tự nhiên tới nhân tạo. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị lượng đường tối đa mỗi người nên bổ sung mỗi ngày là 37,5 gam cho nam giới và 25 gam cho nữ giới. Những loại thực phẩm sau thường chứa hàm lượng đường lớn mà bệnh nhân huyết áp cao cần chú ý:

1. Kẹo

Kẹo luôn là món quà vặt ngọt ngào khiến nhiều người yêu thích nhưng tất cả những gì chúng đem lại chỉ toàn đường và calo rỗng (chứa nhiều calo nhưng lại ít dinh dưỡng). Để kiểm soát huyết áp và có lối ăn uống lành mạnh hơn, hãy sử dụng các loại đường tự nhiên trong trái cây hơn là kẹo.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 6.

2. Đồ uống có ga

Một ly soda nhỏ đã chứa lượng đường vượt quá khuyến nghị hàng ngày cho cơ thể mỗi người. Chăng đồ uống có ga còn chứa caffein làm tăng năng lượng sau khi sử dụng một thời gian ngắn nhưng sau đó cơ thể sẽ càng thấy mệt mỏi hơn.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 7.

3. Bánh ngọt

Món tráng miệng như bánh quy, bánh ngọt hay các loại bánh khác đều cung cấp rất nhiều đường và chất béo. Nếu có thể, hãy thay thế bằng lựa chọn lành mạnh hơn như vài lát táo, trái cây ngon ngọt khác.

Hầu hết các loại sốt đóng chai và gia vị không chỉ chứa nhiều muối mà còn được nạp đường khá nhiều. Nếu lượng đường thấp đi thì lượng natri lại nhiều hơn để bù lại.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 8.

4. Nước sốt

Hầu hết các loại sốt đóng chai và gia vị không chỉ chứa nhiều muối mà còn được nạp đường khá nhiều. Nếu lượng đường thấp đi thì lượng natri trong đó lại được dùng nhiều hơn để bù lại.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 9.

5. Rượu

Rượu có ít giá trị sức khỏe nhưng sẽ đem lại tác hại khủng khiếp cho người bị huyết áp cao. Rượu thường có nhiều đường hoặc trộn cùng với đồ uống có đường. Sử dụng nhiều cũng gây mất nước và nguy cơ tăng cân. Đây đều là 2 yếu tố có thể gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, tiêu thụ rượu với số lượng vừa phải được khuyến nghị làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim với 2 chén cho đàn ông và 1 chén cho phụ nữ. Hãy chọn loại rượu chứa lượng đường thấp và không nên sử dụng quá nhiều, quá thường xuyên.

Mới 30 tuổi đã đột quỵ nằm liệt nửa đời trên giường vì huyết áp cao, tôi đau đớn vì thói quen dùng 10 loại đồ ăn quen thuộc này suốt ngày - Ảnh 10.

Dương Mộc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên