Mỗi ngày có thêm 48 người Việt bị ung thư dạ dày: Làm điều này để trừ bệnh từ "trứng nước"
Với tỷ lệ ung thư dạ dày đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những người trẻ thì làm việc này được coi là cách duy nhất và tốt nhất giúp diệt trừ ung thư từ giai đoạn mầm mống.
- 14-12-2018Quang Hải, Đức Chinh bật khóc khi gặp Tôm - cậu bé 4 tuổi bị ung thư não giàu nghị lực
- 14-12-20185 nhóm người rất dễ bị bệnh ung thư gan "tấn công": Khi phát hiện bệnh thường đã quá muộn
- 13-12-2018Tỷ lệ mắc ung thư gan ở Việt Nam cao thứ 5 thế giới và đây là cách để phòng chống
Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) cho thấy, năm 2018 có khoảng 17.527 ca mới được chẩn đoán bị ung thư dạ dày , chiếm 10,6% số ca mắc ung thư hàng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất hiếm.
Hiện nay, việc chẩn đoán ung thư dạ dày thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn. Vì thế mà 70% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, dẫn tới cơ hội chữa khỏi không cao.
Các bác sĩ cũng cảnh báo những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày ban đầu rất mơ hồ, không đặc hiệu và dễ bị bỏ qua như đầy bụng, mệt mỏi, đau bụng trên, ợ nóng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, thường xuyên chán ăn.
Ngoài những triêu chứng thường gặp trên, còn có một số trường hợp cũng có các biểu hiện khác thường gặp như sờ thấy khối u cứng vùng thượng vị, ấn vào có cảm giác đau, viêm tắc tĩnh mạch, ngoài da có nổi nốt đen, màu da xẫm lại, viêm cơ, viêm da…
Tuy nhiên, để diệt trừ ung thư từ giai đoạn mầm mống – khi người bệnh chưa có bất cứ triệu chứng nào, bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ từ ngoài 40 tuổi, trong đó có tầm soát ung thư.
Tầm soát ung thư dạ dày là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm bệnh. Nhờ thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ mà nhiều trường hợp phát hiện sớm bệnh.
Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần.
Các bước tầm soát ung thư dạ dày
Bước 1: Khám lâm sàng
Khi đó, các bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải… nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Thực hiện xét nghiệm
Để có kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm thêm các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu khác.
- Nội soi dạ dày: Nội soi qua miệng không gây mê/gây mê hoặc nội soi qua đường mũi không đau, không khó chịu.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày nếu có phát hiện các dấu hiệu bất thường như khối u ở bên trong dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm chụp CT.
- Sinh thiết: Đây là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Nó cũng được dùng nhằm đánh giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP không.
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư: Đó là chỉ số CA 72- 4. Ở người khỏe mạnh, chỉ số này sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml nhưng người mắc bệnh ung thư dạ dày sẽ có chỉ số cao hơn 6,9 U/ml.
* Theo Globocan/WebMD
Trí thức trẻ