MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một loạt mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều top đầu thế giới đang tăng giá mạnh, chuyện gì xảy ra?

04-05-2024 - 18:52 PM | Thị trường

3 loại nông sản quan trọng đều đồng loạt tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.

Một loạt mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều top đầu thế giới đang tăng giá mạnh, chuyện gì xảy ra?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Các nhà phân tích cho biết giá ngô kỳ hạn tại Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 1 và đậu nành đạt mức cao nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây do lũ lụt làm gián đoạn vụ thu hoạch tại Brazil – nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tại Arghentina – một trong những "thủ phủ" ngô của thế giới, tình trạng dịch bệnh trên cây trồng cũng đang ăn mòn vụ ngô tại quốc gia này.

Chưa dừng lại đó, giá lúa mì kỳ hạn cũng đã đạt mức cao nhất trong tuần do lo ngại về thời tiết khô hạn ở Nga, nhà cung cấp lúa mì lớn nhất thế giới.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), giá ngô kỳ hạn tháng 7 đã tăng lên 1/2 cent ở mức 4,6 USD mỗi giạ, mức cao nhất trong hợp đồng kể từ ngày 26 tháng 1. Doanh số bán ngô của nông dân Mỹ tăng bắt đầu từ ngày 3/5, các nhà môi giới cho biết.

Giá đậu nành kỳ hạn tháng 7 tăng 16 xu vào ngày 4/5 ở mức 12,15 USD/bushel và lúa mì tháng 7 tăng 18 cent.

Giá ngô và đậu tương cũng chịu ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Rio Grande do Sul của Brazil, nơi vụ thu hoạch đang ở giai đoạn cuối. Đây là bang sản xuất đậu nành lớn thứ hai và sản xuất ngô lớn thứ sáu tại Brazil.

Tại Argentina, bệnh còi cọc ở ngô lây lan do côn trùng cắt lá và thời tiết bất lợi đã khiến sàn giao dịch ngũ cốc Buenos Aires cắt giảm ước tính sản lượng ngô niên vụ 2023/24 của Argentina từ 3 triệu tấn xuống còn 46,5 tấn. Các vấn đề về lao động cũng đã góp phần khiến giá ngô tăng cao khi người lao động tại các cảng ngũ cốc đang đình công.

Đối với lúa mì, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR của Nga đã cắt giảm dự báo sản lượng lúa mì của nước này từ 93 triệu tấn xuống 91 triệu tấn và xuất khẩu lúa mì của nước này xuống 50,5 triệu tấn từ 52 triệu tấn.

Ngô, đậu nành và lúa mì đều là những mặt hàng Việt Nam chi lớn để nhập khẩu, mỗi năm nước ta đều chi hàng tỷ USD cho các loại nông sản này do đây là nguyên liệu quan trọng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm, bánh kẹo,…Kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu lúa mì, ngô và đậu tương lần lượt là 421 triệu USD, 702 triệu USD và 296 triệu USD. Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Đối với đậu tương, nước ta nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương đứng thứ 9 trên thế giới. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, nước ta đã nhập khẩu 1,86 triệu tấn đậu tương trong năm 2023, tăng 1,1% so với năm 2022.

Trong ngành thức ăn chăn nuôi, tổng nhu cầu thức ăn (ngô, khô đậu tương, cám, bột cá...) cho toàn ngành chăn nuôi Việt Nam khoảng 33 triệu tấn/năm. Hiện nay, nước ta đã có nhà máy sản xuất được khô dầu đậu tương. Tuy nhiên, sản lượng trong nước chỉ đạt khoảng 13 triệu tấn/năm, tương đương với 35% nhu cầu. Phần còn lại phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Theo CNBC

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên