Một loạt nhà máy mọc lên ở Ấn Độ: Lời "chia tay" của Apple với Trung Quốc?
Một loạt nhà máy mọc lên như nấm ở miền nam Ấn Độ nằm bên trong các tòa nhà khổng lổ, nằm một cách bí ẩn bên một đoạn đường khói bụi.
- 02-12-2022Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada và tiềm năng cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
- 30-11-2022Tham vọng của tỷ phú từng cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam: "Thâu tóm" cả Ấn Độ chỉ bằng một siêu ứng dụng
- 20-11-2022Khi nào Ấn Độ mới "bắt kịp" Trung Quốc: Bài học từ những người đi trước
Hàng loạt cơ sở sản xuất mọc lên ở Ấn Độ
Bên đoạn đường mù mịt khói bụi từ Chennai đến Bengaluru (Ấn Độ) là ba tòa nhà khổng lồ, vô danh. Bên trong, cách xa dòng xe cộ qua lại, là một cơ sở công nghệ cao được điều hành bởi Foxconn, ông lớn sản xuất thiết bị điện tử.
Cách đó một đoạn lái xe ngắn, Pegatron, một công ty công nghệ khác, đã xây dựng một nhà máy mới rộng lớn của riêng mình.
Salcomp, một nhà sản xuất đồ dùng Phần Lan, đã thành lập một công ty cách đó không xa. Xa hơn về phía tây là một khuôn viên rộng 2.000 km2 do Tata, một tập đoàn Ấn Độ điều hành.
Điểm chung của những cơ sở được bảo vệ chặt chẽ này là khách hàng của họ: một công ty Mỹ khắt khe và bí mật, được biết đến ở địa phương là “công ty trái cây”.
Các nhà máy mọc lên như nấm ở miền nam Ấn Độ đánh dấu một chương mới cho công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Thành công phi thường của Apple trong hai thập kỷ qua - doanh thu tăng 70 lần, giá cổ phiếu tăng gấp 600 lần, giá trị thị trường 2,4 triệu USD - một phần là kết quả của vụ đặt cược lớn vào Trung Quốc.
Apple đã đầu tư vào các nhà máy có trụ sở tại Trung Quốc, hiện sản xuất hơn 90% sản phẩm và thu hút người tiêu dùng Trung Quốc, thị trường đã đóng góp tới 1/4 doanh thu của Apple. Tuy nhiên, những thay đổi về kinh tế và địa chính trị đang buộc công ty bắt đầu quá trình tách rời.
Sự thay đổi chiến lược của Apple
Bao bì của Apple ghi là “Được thiết kế bởi Apple ở California”, nhưng các thiết bị của Apple được lắp ráp dọc theo một chuỗi cung ứng trải dài từ Amazonas, Brazil đến Chiết Giang. Trung tâm là Trung Quốc, nơi 150 nhà cung cấp lớn nhất của Apple vận hành các cơ sở sản xuất.
Tim Cook, người đứng đầu bộ phận hoạt động của Apple, là một vị khách thường xuyên đến Trung Quốc, ông đã duy trì mối quan hệ tốt đẹp với chính phủ Trung Quốc.
Hiện tại, một sự thay đổi đang diễn ra. Tim Cook đã không xuất hiện ở Trung Quốc kể từ năm 2019, đang thu hút các đối tác mới. Năm tới, Apple dự kiến sẽ mở cửa hàng đầu tiên ở Ấn Độ (nơi mà thủ tướng Narendra Modi, là một fan hâm mộ của iPhone).
Apple đã có sự thay đổi chiến lược. Vào tháng 9, Apple đã bắt đầu sản xuất iPhone 14 mới của mình tại Ấn Độ, nơi trước đây họ chỉ sản xuất các mẫu cũ hơn. Tháng trước, có thông tin cho rằng Apple sẽ sớm bắt đầu sản xuất máy tính xách tay MacBook tại Việt Nam.
JPMorgan Chase ước tính rằng, trong khi hiện tại có chưa đến 5% sản phẩm của Apple được sản xuất bên ngoài Trung Quốc, thì đến năm 2025, con số này sẽ là 25%.
Lý do cấp bách nhất của động thái này là nhu cầu phân tán rủi ro hoạt động. Hai thập kỷ trước, ngành công nghiệp may mặc đã tăng cường hoạt động bên ngoài Trung Quốc sau đại dịch Sars làm tê liệt chuỗi cung ứng.
Dominic Scriven của Dragon Capital cho rằng: "Sars đã nói rất rõ với các công ty hoạt động tại Trung Quốc rằng bạn cần chiến lược‘ Trung Quốc + 1".
Covid đã dạy các công ty công nghệ bài học tương tự.
Một động cơ khác là chi phí. Mức lương trung bình ở Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua. Theo khảo sát của JETRO, một cơ quan công nghiệp Nhật Bản, đến năm 2020, một công nhân sản xuất Trung Quốc thường kiếm được 530 đô la một tháng, gấp đôi so với một công nhân ở Ấn Độ hoặc Việt Nam.
Apple cũng ngày càng coi người dân địa phương là khách hàng tiềm năng, đặc biệt là ở Ấn Độ, thị trường lớn thứ hai thế giới về điện thoại thông minh. Các thiết bị của Apple quá đắt đối với hầu hết người dân Ấn Độ, nhưng điều đó đang thay đổi. Vào tháng 7, Apple đã báo cáo rằng doanh thu của công ty này tại Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi trong quý vừa qua, so với cùng kỳ năm ngoái, được thúc đẩy bởi doanh số bán iPhone.
Điều này đang làm giảm tầm quan trọng tương đối của Trung Quốc với tư cách là một thị trường tiêu thụ.
Lý do cuối cùng, nhưng có khả năng quan trọng nhất cho sự thay đổi của Apple: địa chính trị. Căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến Trung Quốc ngày càng trở thành một nơi khó kinh doanh.
Mỹ đã trở nên quyết liệt hơn trong cuộc cạnh tranh với ngành công nghệ nội địa của Trung Quốc. Vào ngày 7 tháng 10, Mỹ đã công bố lệnh cấm “công dân Mỹ” làm việc cho một số nhà sản xuất chip Trung Quốc. Cùng ngày, Mỹ đưa thêm 30 công ty Trung Quốc vào danh sách “đen” vì có các hoạt động hỗ trợ quân đội.
Với chiều hướng của mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, động thái của Apple chắc chắn là hợp lý.
Tuy nhiên, ngay cả khi Apple sản xuất nhiều thiết bị của mình hơn bên ngoài Trung Quốc, thì việc sản xuất cũng không kém phần phụ thuộc vào các công ty do Trung Quốc sở hữu. Các nhà sản xuất Trung Quốc như Luxshare, Goertek và Wingtech đang ngày càng chiếm thị phần kinh doanh của Apple vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc.
Một nhà đầu tư phương Tây ở châu Á cho biết các công ty Trung Quốc có trụ sở bên ngoài Trung Quốc hiện đang an toàn. Nhưng "thòng lọng đang thắt lại".
Nhịp sống thị trường