MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một 'ông lớn' sẽ rót 730 triệu USD làm dự án đặc biệt đầu tiên tại Châu Á tại tỉnh giàu top đầu Việt Nam

Một 'ông lớn' sẽ rót 730 triệu USD làm dự án đặc biệt đầu tiên tại Châu Á tại tỉnh giàu top đầu Việt Nam

Đây là dự án đầu tiên tại châu Á sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất sản xuất sợi sinh học (nguyên liệu làm sợi vải spandex) từ đường thô.

Tỉnh sắp lên TP trực thuộc Trung ương đứng thứ 3 cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hội nghị triển khai Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức cuối tuần qua đã làm rõ điểm mạnh, tiềm năng và định hướng của tỉnh trong tương lai.

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt ngày 16/12/2023 xác định mục tiêu, đến năm 2030 Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với GRDP bình quân đầu người từ 18.000 đến 18.500 USD. Đến năm 2050, Bà Rịa – Vũng Tàu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero).

Bà Rịa - Vũng Tàu có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và địa kinh tế độc đáo với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy kết nối liên vùng, đặc biệt là hệ thống cảng biển quốc tế, có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải đến 200 nghìn tấn để trở thành một trong những "cửa ngõ" kết nối quan trọng của vùng Đông Nam Bộ với cả nước, kết nối Việt Nam với quốc tế.

Một

Toàn cảnh Cảng CMIT. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành "căn cứ địa" của ngành dầu khí - năng lượng, đi đầu trong phát triển hệ sinh thái kinh tế - dịch vụ biển, là một trong những cực tăng trưởng quan trọng của đất nước.

Đến nay, tỉnh đã thu hút được 465 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với số vốn đăng ký lên đến 33 tỷ USD (đứng thứ 3 cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).

Dự Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn địa phương này sẽ tiên phong dẫn dắt xu thế chuyển đổi xanh; tạo đột phá, giá trị mới từ nền kinh tế dựa vào tri thức, năng lượng tái tạo, hạ tầng chuyển đổi số, hấp dẫn các nhà đầu tư.

Tại Hội nghị, đã có 15 dự án được lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tóng vốn đầu tư là 25.700 tỷ đồng và 1,48 tỷ USD.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng đây là sự lựa chọn của các nhà đầu tư đã đặt niềm tin, đồng hành cùng Bà Rịa - Vũng Tàu trên con đường phát triển thịnh vượng, bền vững, tiếp tục đạt được những kỳ tích trong công cuộc chuyển đổi xanh.

Dự án sản xuất sản phẩm sinh học đầu tiên tại châu Á áp dụng công nghệ mới

Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Lee Sang Woon, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc).

Báo cáo với Phó Thủ tướng, ông Lee Sang Woon cho biết, Hyosung là doanh nghiệp Hàn Quốc được thành lập vào năm 1966 với doanh thu năm 2023 gần 20 tỷ USD. Hyosung đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như dệt may, hóa chất, vật liệu công nghiệp, công nghiệp nặng, công nghệ thông tin với 36 cơ sở sản xuất trên toàn cầu.

Hyosung bắt đầu hoạt động đầu tư kinh doanh vào Việt Nam từ năm 2007. Tính đến nay, Hyosung đã đầu tư vào Việt Nam hơn 4 tỷ USD với khoảng 9.000 lao động đang làm việc tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Nam và Bắc Ninh.

Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Lee Sang Woon cũng nhấn mạnh, Bà Rịa-Vũng Tàu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược đầu tư của Hyosung tại Việt Nam.

Một

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Lee Sang Woon bên lề hội nghị. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: VGP

Tỉnh cũng ngày càng củng cố vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ lợi thế "cửa ngõ" hàng hải, có lực lượng lao động dồi dào và trình độ cao, cơ sở hạ tầng tốt và chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Hyosung đã đầu tư 1,6 tỷ USD vào các nhà máy sản xuất Polypropylene và LPG. Hiện đang triển khai đầu tư 560 triệu USD vào nhà máy sản xuất sợi Carbon với các ứng dụng trong ngành hàng không, sản xuất cánh quạt tuabin gió và vật liệu lõi.

Ngoài ra, nhằm đón đầu thị trường vật liệu toàn cầu đang chuyển dịch hướng tới các sản phẩm thân thiện với môi trường, Hysoung có kế hoạch đầu tư tổng cộng 730 triệu USD để xây dựng một nhà máy sản xuất BDO sinh học với công suất 200.000 tấn/năm.

Một

Một nhà máy của Hyosung Việt Nam tại Phú Mỹ đã đi vào hoạt động. Ảnh: UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo CTTĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trước đó, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có buổi làm việc với đại diện Công ty TNHH Hyosung Việt Nam liên quan đến việc triển khai dự án của doanh nghiệp này.

Đây là dự án đầu tiên tại châu Á sử dụng công nghệ hiện đại để sản xuất sản xuất sợi sinh học (nguyên liệu làm sợi vải spandex) từ đường thô, thay thế hoàn toàn nguyên liệu thô hóa thạch truyền thống như than đá. Sản phẩm Bio-BDO sau đó sử dụng để sản xuất sợi bio-spandex.

Hệ thống sản xuất tích hợp bio-spandex được tối ưu hóa để phục vụ tệp khách hàng trong thị trường dệt may bền vững toàn cầu, bao gồm các thương hiệu và nhà bán lẻ ở châu Á, châu Âu và Mỹ.

Bên cạnh đó, các ứng dụng của BDO có thể mở rộng sang lĩnh vực chế tạo nhựa kỹ thuật, bao bì phân hủy sinh học, đế giày dép, hợp chất công nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác.


Duy Anh

Duy Anh

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên