Một quốc gia ung dung hưởng lợi từ dầu mỏ trong khi thế giới vật lộn với lạm phát và suy thoái, bạo chi 200 tỷ USD cho World Cup
Nguồn thu từ dầu khí giúp Qatar trở thành quốc gia giàu có và đã chi 200 tỷ USD cho World Cup 2022.
- 20-10-2022Quan chức Qatar: Khủng hoảng khí đốt châu Âu sẽ tồi tệ hơn vào năm 2023
- 18-10-2022Mặt trái của sự hào nhoáng World Cup 2022 tại Qatar
- 01-10-2022Qatar 'cháy phòng' trước thềm World Cup, ngủ trong lều cũng tốn gần 10 triệu mỗi đêm
Hãng tin AP News cho biết Qatar có khoảng 2,9 triệu dân nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số đó – khoảng 1/10 dân số - là người Qatar. Họ được hưởng khối tàn sản khổng lồ và vô số lợi ích từ sự kiểm soát chung của Qatar đối với một trong những mỏ khí đốt tự nhiên có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Quốc gia nhỏ bé nằm ở mũi phía đông của Bán đảo Ả Rập nhô ra Vịnh Ba Tư. Qatar sở hữu chung với Iran mỏ North Field – mỏ khí đốt dưới nước lớn nhất thế giới. Mỏ này chiếm khoảng 10% trữ lượng khí đốt tự nhiên được biết đến trên thế giới.
Dầu khí đã làm cho đất nước này trở nên giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Trong khoảng vài thập kỷ, khoảng 300.000 công dân Qatar đã rời bỏ cuộc sống mưu sinh vất vả là đánh cá và lặn để mò lấy ngọc trai.
Quốc gia này hiện là một điểm trung chuyển quốc tế với sân bay quốc tế rộng lớn, hãng hàng không quốc gia Qatar Airways, một kênh truyền hình có tầm ảnh hưởng cực mạnh là Al Jazeera.
Dưới đây là cái nhìn về nền kinh tế của Qatar và cách quốc gia nhỏ bé này có thể chi nhiều tiền như vậy để đăng cai tổ chức World Cup 2022:
Sức mạnh nền kinh tế của Qatar
Trong phần lớn sự tồn tại của mình, người dân Qatar sống chủ yếu dựa vào nghề lặn ngọc trai và đánh cá. Giống như các khu vực khác của vùng Vịnh, công việc này vô cùng vất vả. Việc phát hiện ra dầu và khí đốt vào giữa thế kỷ 20 đã thay đổi cuộc sống ở Bán đảo Ả Rập này mãi mãi.
Trong khi phần lớn thế giới phải vật lộn với suy thoái và lạm phát, Qatar và các nhà sản xuất năng lượng Ả Rập vùng Vịnh khác đã thu được lợi ích lớn từ việc giá năng lượng tăng cao. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra dự kiến rằng nền kinh tế của Qatar sẽ tăng trưởng khoảng 3,4% trong năm nay.
Bất chấp việc chi tiêu mạnh tay để chuẩn bị cho World Cup, quốc gia này vẫn kiếm được nhiều hơn số tiền mà họ đã chi tiêu vào năm ngoái, mang lại số thặng dư kếch xù năm 2022. Sự giàu có của Qatar có thể sẽ tăng lên khi nước này mở rộng năng lực của mình để có thể xuất khẩu nhiều hơn khí tự nhiên vào năm 2025.
Chiến lược chi tiêu vào World Cup của Qatar
Theo các tuyên bố chính thức và báo cáo từ công ty kiểm toán Deloitte, Qatar đã chi khoảng 200 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển khác kể từ khi nước này thắng thầu đăng cai World Cup – giải đá bóng sẽ kéo dài trong 5 tuần.
Khoảng 6,5 tỷ USD trong số đó đã được dùng để xây dựng 8 sân vận động cho giải đấu, bao gồm cả sân vận động Al Janoub được thiết kế bởi cố kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid.
Sân vận động Al Janoub
Đất nước này cũng đã chi hàng tỷ USD để xây dựng một tuyến tàu điện ngầm, sân bay mới, đường sá và các cơ sở hạ tầng khác trước khi các trận đấu được bắt đầu.
Công ty nghiên cứu Capital Economics có trụ sở tại London cho biết, doanh số bán vé cho thấy khoảng 1,5 triệu khách du lịch sẽ tới Qatar để dự World Cup. Công ty này cũng cho hay, nếu mỗi du khác ở lại Qatar trong 10 ngày và chi 500 USD/ngày thì tổng cộng, chuyến du lịch của các du khách này cũng trị giá khoảng 5000 USD. Con số mà nền kinh tế Qatar có thể nhận được trong năm nay có thể lên tới 7,5 tỷ USD. Tuy nhiên, một số người hâm mộ có thể bay đến đất nước này chỉ để xem các trận đấu và sẽ ăn ở tại các nơi khác gần Dubai.
Công dân Qatar
Công dân Qatar được hưởng thu nhập miễn thuế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn phí, giáo dục đại học miễn phí, các cặp vợ chồng mới cưới được hỗ trợ nhà ở; ngoài ra còn có nhiều trợ cấp hào phóng khác bao gồm các hóa đơn điện nước, trợ cấp lương hưu.
Công dân của đất nước này dựa vào lao động từ các quốc gia khác để thực hiện các công việc trong lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn như lái xe, bảo mẫu, xây dựng.
Nước này đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao về luật lao động đối với hàng trăm nghìn công nhân nhập cư, chủ yếu đến từ Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Nepal và các nước Nam Á khác.
Nhịp sống thị trường