Một số nhà bán lẻ Mỹ túng quẫn đến mức không đủ tiền để nộp hồ sơ phá sản!
Đại dịch Covid-19 đã biến những điều tưởng như không thể trở thành sự thực.
- 07-05-2020Covid-19 kích hoạt 'làn sóng' phá sản của một loạt hãng bán lẻ tại Mỹ
- 28-04-2020Mỹ: Covid-19 kích hoạt làn sóng vỡ nợ, phá sản lớn chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây
- 25-04-2020Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?
- 24-04-2020Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát
- 22-04-2020Sự sụp đổ nhanh chóng của Virgin Australia gióng lên hồi chuông cảnh báo với cả ngành hàng không: Làn sóng phá sản sắp kéo đến, khoản hỗ trợ của chính phủ cũng chỉ mang tính cầm chừng
Những vụ bán hạ giá do phải đóng cửa hàng là rất quan trọng đối với nền kinh tế bán lẻ của một quốc gia: Chúng giúp thanh lý hàng tồn kho bán chậm, và trong nhiều trường hợp, chúng là nguồn tiền cho hoạt động của một công ty đến hết quá trình phá sản. Nếu không có những đợt bán thanh lý, các nhà bán lẻ sẽ thấy việc duy trì hoạt động kinh doanh trong quá trình tái tổ chức là khó khăn hơn nhiều, nếu không muốn nói là không thể.
Đại dịch virus corona đang làm cho các vụ phá sản bán lẻ có nhiều khả năng xảy ra hơn. Nhưng trớ trêu thay, nó cũng có thể làm cho việc phá sản trở nên khó khăn hơn, và dẫn đến chuyện hồ sơ bị trì hoãn. Với thực tế là phần lớn nước Mỹ vẫn hạn chế mở cửa các doanh nghiệp không thiết yếu, và người mua sắm vẫn lo lắng về việc ghé thăm các cửa hàng được mở lại, thì những đợt bán hạ giá do phải đóng cửa hàng càng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Vào hôm thứ Hai, J.Crew đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên nộp đơn xin phá sản trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Theo giới chuyên gia, đây chắc chắn sẽ không phải là trường hợp cuối cùng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng nhiều nhà bán lẻ có khả năng sẽ ngừng nộp đơn cho đến khi họ có thể lập kế hoạch cho những cửa hàng họ cần đóng cửa trong thời gian xin phá sản.
"Chúng ta có thể đã thấy nhiều hồ sơ hơn vào lúc này nếu các cửa hàng được mở. Rất nhiều công ty đang tham khảo ý kiến cố vấn về chuyện phá sản, nhưng đây không phải là thời điểm tuyệt vời để nộp đơn. Rất nhiều công ty đang bị hoãn hồ sơ vì bạn không thể kiếm được số tiền mình cần từ việc bán thanh lý", Reshmi Basu, một chuyên gia về phá sản bán lẻ tại Debtwire, cho biết.
Nhiều nhà bán lẻ hiện được cho là "rất gần với việc nộp đơn phá sản". Vào ngày 15/04, JCPenney tiết lộ rằng họ đã không thể thanh toán một khoản nợ đúng hạn và đang xem xét các lựa chọn chiến lược trong thời gian ân hạn 30 ngày để thực hiện khoản thanh toán đó. Theo các báo cáo được công bố, Neiman Marcus cũng "rất gần với việc nộp đơn phá sản". Cả JCPenney lẫn Neiman Marcus đều không bình luận về kế hoạch của họ.
Nộp đơn xin phá sản không phải là bản án tử hình. Các công ty có thể sử dụng quy trình này để đóng cửa các hoạt động không mang lại lợi nhuận, xóa nợ và nổi lên như các công ty có thể tạo ra lợi nhuận hơn.
Tuy vậy, những sự "xoay chuyển tình thế" đó đòi hỏi phải có kinh phí trong quá trình tái tổ chức, và thông thường là dưới dạng các khoản vay DIP. Những tổ chức cho vay DIP sẵn sàng cho các công ty gặp khó khăn vay vì luật phá sản cho phép họ được hoàn trả trước những tổ chức cho vay khác. Và trong lĩnh vực bán lẻ, những tổ chức cho vay DIP phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho của các cửa hàng sẽ bị đóng cửa để được hoàn trả.
"Trong lịch sử, các vụ bán giảm giá vì phải đóng cửa cửa hàng là khá quan trọng. Thời gian bán hàng càng lâu và hàng hóa càng cũ thì giá trị càng giảm. Giá trị đó là những gì các tổ chức cho vay đang nhìn vào", Matthew Katz, đồng sở hữu tại công ty tư vấn SSA & Co., nói.
Hầu hết các công ty lớn nộp đơn xin phá sản đều có ý định tiếp tục kinh doanh nhưng nhiều trường hợp không thể toại nguyện, trong đó cả Toys "R" Us và Sports Authority .
Khi một công ty nộp đơn xin phá sản, họ cần nhanh chóng nỗ lực để giành được sự chấp thuận của tòa án phá sản để sống sót. Sau 180 ngày phá sản, các chủ nợ của một công ty có thể thúc đẩy tòa án tạm dừng nỗ lực tái tổ chức và bắt đầu quá trình thanh lý.
Một số cửa hàng bị đóng cửa do lệnh cấm người ra khỏi nhà và bắt buộc đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu đang dần bắt đầu mở cửa trở lại trong tuần này. Nhưng đối với nhiều cửa hàng và trung tâm thương mại, vẫn còn phải xem có bao nhiêu người mua hàng muốn quay trở lại, đặc biệt là các cửa hàng bách hóa có bán một vài mặt hàng thiết yếu.
Các vấn đề mà những cửa hàng truyền thống phải đối mặt không bắt đầu bằng cuộc khủng hoảng Covid-19. Theo CoreSight Research, 9.275 cửa hàng bán lẻ lớn - một con số kỷ lục - đã tuyên bố đóng cửa vào năm ngoái.
Mọi thứ sẽ chỉ khó khăn hơn đối với các nhà bán lẻ truyền thống trong những tháng tới, vì nhiều khách hàng đang lâm vào cảnh khó khăn trong giai đoạn mà nước Mỹ phải hứng chịu số người mất việc kỷ lục. Việc mua sắm trực tuyến ngày càng tăng trong thời gian người dân bị buộc phải ở nhà cũng không giúp được gì cho họ.
Tuy nhiên, việc nộp đơn xin phá sản để tiếp tục kinh doanh là khó khăn hơn rất nhiều so với trước đây, nghĩa là điều mà nhiều cửa hàng có thể thực hiện được một cách dễ dàng trước đây có thể sẽ không thể lặp lại vào thời điểm khó khăn này.
Tham khảo: CNN