MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mua cổ phiếu Nhựa Pha Lê, Qũy đầu tư nổi danh TTCK Việt Nam PYN Elite Fund “bước chân” vào ngành sản xuất phụ liệu nhựa

Mới đây Qũy đầu tư PYN Elite Fund thông báo đã giao dịch thành công 1 triệu cổ phiếu PLP và thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phụ liệu nhựa này. Việc “tiến quân” vào ngành sản xuất phụ liệu nhựa có được xem là một thương vụ mạo hiểm của PYN?

“Bộ sưu tập” cổ phiếu Việt đình đám của PYN Elite Fund

Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013, đến nay PYN Elite Fund đã có trong tay “bộ sưu tập” đồ sộ cổ phiếu từ các doanh nghiệp lớn, chiếm hơn 90% giá trị tài sản của quỹ. Tính riêng trong giai đoạn 2013- 2015, quỹ đã mua ròng tổng cộng 219 triệu USD vào thị trường Việt Nam, tương đương 33,5% giá trị mua ròng của khối ngoại trong cùng thời điểm.

Sau một thời gian ngắn chỉ số tăng trưởng bị sụt giảm do chịu ảnh hưởng từ những biến động về giá dầu, tỷ giá, lãi suất..., quý 3/2016, thị trường chứng khoán chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc của PYN Elite Fund khi tổng tài sản của quỹ này đảo chiều ngoạn mục tăng 13% so với đầu năm lên 322 triệu EUR. Mức tăng của PYN Elite Fund xấp xỉ mức tăng của chỉ số VnIndex trong cùng giai đoạn.

Không giống như một số quỹ lớn khác đang hoạt động tại Việt Nam, PYN Elite Fund là quỹ đầu tư vốn rủi ro cao, giá trị khoản đầu tư có thể biến động mạnh. Quỹ này thường lựa chọn các cổ phiếu được định giá thấp với kỳ vọng thu được lợi nhuận khả quan trong tương lai. Hiện tại, PYN nắm trong tay hàng loạt cổ phiếu từ các “đại gia” Việt hoạt động trong nhiều ngành nghề như Thế giới di động (MWG), Kinh Bắc (KBC), Hòa Bình (HBC), Khang Điền (KDH), VNDirect (VND), Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), Chứng khoán BIDV (BSI) hay Chứng khoán IB (VIX)...

Chính việc đầu tư vào cổ phiếu của các CTCK vào thời điểm cổ phiếu chứng khoán chưa “lên ngôi” đã đem lại thành công lớn cho PYN khi nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng ồ ạt cùng sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung. Chỉ tính riêng việc đầu tư vào cổ phiếu VND của VnDirect từ đầu năm 2014 thì quỹ này đã đạt mức tỷ suất lợi nhuận lên đến 133%. Khoản đầu tư vào cổ phiếu SHS cũng mang lại mức tăng trưởng 113% so với vốn đầu tư ban đầu…

Ngoài cổ phiếu nhóm chứng khoán, PYN cũng thành công trong việc rót tiền vào các công ty tăng trưởng tốt khác như MWG của Thế giới di động hay HBC của Xây dựng địa ốc Hòa Bình…

Đại diện quỹ từng chia sẻ trên truyền thông rằng chiến lược đầu tư của quỹ là dài hạn chứ không phải những cổ phiếu "nóng". PYN Elite Fund nhìn vào thị trường và giá trị của doanh nghiệp trong vòng 5-10 năm tới, chứ không phải chỉ dựa vào mức độ tăng trưởng trong một quý hay một năm.

Sau nhiều thành tích đáng nể của PYN trên thị trường chứng khoán Việt, việc mới đây PYN thu mua cổ phiếu PLP của Nhựa Pha Lê khiến nhà đầu tư hết sức quan tâm. Nhựa Pha Lê có gì để thu hút quỹ đầu tư lớn như PYN?

Cổ phiếu PLP của Nhựa Pha Lê có gì để thu hút PYN?

Cuối tháng 8 vừa qua, Qũy đầu tư PYN Elite Fund thông báo đã giao dịch thành công 1 triệu cổ phiếu PLP của Nhựa Pha Lê và thành cổ đông lớn nắm giữ gần 6,7% vốn của doanh nghiệp phụ liệu nhựa này bất chấp cổ phiếu PLP chỉ mới lên sàn niêm yết 10 ngày.

Giá trị vốn hóa thị trường của Nhựa Pha Lê hiện lên đến hơn 420 tỷ đồng so với con số ~180 tỷ đồng hồi mới chào sàn. Hầu như, phiên giao dịch nào, cổ phiếu PLP cũng trong cảnh tranh mua ồ ạt hàng triệu cổ phiếu mà lượng đặt bán ra chỉ trăm cổ phiếu. 10 phiên tăng trần liên tiếp nhưng PLP vẫn được PYN Elite Fund mua vào cuối tháng 8 khi giá đã hơn gấp đôi mức giá tham chiếu chào sàn.

Việc tăng giá phi mã khi lên sàn của Nhựa Pha Lê được lý giải là do ngành sản xuất phụ liệu nhựa trong nước còn nhiều tiềm năng phát triển. Đây là một trong những ngành tăng trưởng cao của thế giới, tại Việt Nam tốc độ tăng trưởng của ngành phụ liệu nhựa trung bình đạt 15%/năm. Tuy ngành tăng trưởng nhanh nhưng hiện nay nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 20-25% nhu cầu thị trường. Là một doanh nghiệp lâu năm trong ngành, Nhựa Pha Lê nắm giữ nhiều lợi thế.

Khởi đầu từ một nhà máy khai khoáng nhỏ, Nhựa Pha Lê (PLP) đã phát triển thành doanh nghiệp có tiếng với đầy đủ chức năng đặt văn phòng tại Hà Nội và có hai nhà máy chiến lược tại thành phố cảng Hải Phòng và Nghệ An.

Hiện tại Nhựa Pha Lê đang thực hiện thăm dò tại 5 mỏ khoáng sản, bao gồm 2 mỏ đá Granite tại Ninh Thuận, 3 mỏ đá cẩm thạch trắng tại Nghệ An và đặc biệt là quyền khai thác tại mỏ đá CaCO3 tại núi Thung Hung, Quỳ Hợp có diện tích trên 10 ha được đánh giá là một trong những nguồn đá CaCO3 có chất lượng tốt nhất trên thế giới xét về độ sáng và độ trắng với trữ lượng dồi dào lên tới 5.000.000 m3.

Điều đáng nói nhất là năm 2016, Công ty hoàn thành lắp đặt và đi vào vận hành 4 dây chuyền sản xuất hạt nhựa phụ gia CaCO3 Filler Masterbatch. Sản phẩm hạt phụ gia ngành nhựa Filler Masterbatch trở thành sản phẩm chiến lược của PLP. Filler Masterbatch đang được thị trường trong nước và nhiều thị trường quốc tế đón nhận.

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên