Mùa dị ứng bắt đầu khi nào? Chuyên gia đưa ra lời khuyên về thời điểm bạn nên dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng này
Nếu đã từng bị sổ mũi, hắt hơi hoặc ngứa ngáy, bạn chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác khó chịu khi phải đối mặt với tình trạng dị ứng.
- 06-03-2021Bé gái 5 tuổi bị ngộ độc do ăn kim chi tự làm, cảnh báo bố mẹ những thực phẩm không nên cho trẻ ăn
- 05-03-2021Loại "thiên dược" giá rẻ này giúp kéo dài tuổi thọ nhưng lại bị xem thường - 90% người Mỹ không ăn đủ
- 05-03-2021Rau muống là "vị thuốc dân dã" của Đông y nhưng có người càng ăn lại càng hại sức khỏe, đặc biệt là 6 nhóm người này
Tình trạng dị ứng ngày càng trở nên tồi tệ vì khí hậu thay đổi thất thường. Nhiệt độ tăng kéo theo mật độ phấn hoa trong không khí cũng tăng đáng kể. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến những người mắc các vấn đề về hô hấp như hen suyễn cảm thấy khó chịu. Đó cũng là lý do khiến không ít người bị dị ứng.
Vì vậy, đẩy lùi dị ứng là việc làm vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, bạn cần xác định chính xác khi nào mùa dị ứng bắt đầu trong năm nay và chuẩn bị sẵn sàng đối phó với tình trạng này.
Mùa dị ứng bắt đầu khi nào?
Mùa dị ứng thường xuất hiện vào những tháng mùa xuân, gây ra các vấn đề về hô hấp, xoang tùy thuộc vào lượng phấn hoa trong không khí.
Nhìn chung, dị ứng thường bắt nguồn từ những tác nhân gây kích thích như bụi, nấm mốc và lông thú cưng. Tuy nhiên, theo Purvi Parikh, chuyên gia y khoa kiêm nhà dị ứng học và miễn dịch học tại Tổ chức Allergy & Asthma Network, một số chất gây dị ứng, cụ thể là phấn hoa, lại xuất hiện theo mùa.
Ví dụ, phấn hoa của cây thân gỗ thường có vào cuối tháng 3-4, cỏ xanh vào cuối mùa xuân, khoảng tháng 5 và cỏ dại phổ biến nhất vào mùa hè, tháng 7-8.
Corinne Keet, giáo sư kiêm nhà dị ứng học tại Đại học Y Johns Hopkins cho biết thêm, như đã đề cập, thay đổi khí hậu khiến mùa dị ứng bắt đầu sớm và kéo dài hơn. Trên thực tế, chúng đã đến sớm hơn 20 ngày so với năm 1990 và mật độ phấn hoa nhiều hơn, tăng ít nhất 20% so với những năm trước. Bạn cũng nên lưu ý những ngày có gió, ấm và nắng có thể làm tăng các tác nhân gây kích ứng trong không khí.
Không ít người chủ quan và cho rằng dị ứng không phải là vấn đề cần quan tâm vì chúng không nguy hiểm, sẽ tự biến mất sau một thời gian. Trên thực tế, tình trạng này thực sự có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Đối với những người đang phải vật lộn với các vấn đề về đường hô hấp như hen suyễn, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, phấn hoa làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, giảm khả năng chống lại các bệnh về đường hô hấp.
Khi nào nên bắt đầu dùng thuốc trị dị ứng?
Bạn không nhất thiết phải đợi đến khi mắc dị ứng mới dùng thuốc, đặc biệt nếu thường xuyên ra ngoài trời.
Trên thực tế, các bác sĩ chuyên khoa dị ứng khuyên bắt đầu dùng thuốc trước khi mùa dị ứng đến vài tuần hoặc chậm nhất là ngay khi bắt đầu có các triệu chứng. Uống thuốc sớm có thể ngăn chặn hệ miễn dịch phản ứng nhanh, làm giảm mức độ dị ứng.
Theo giáo sư Keet, nếu bạn bị tắc mũi, hãy bắt đầu với thuốc xịt mũi có chứa steroid như Flonase hoặc Rhinocort để giảm nghẹt mũi do viêm. Với trường hợp ngứa, hắt hơi và chảy nước mũi, sử dụng thuốc kháng histamin là điều cần thiết. Mặc dù các loại thuốc chữa dị ứng không kê đơn giúp ngăn chặn triệu chứng dị ứng, chúng lại không có khả năng chữa khỏi tình trạng này. Nói cách khác, thuốc sẽ mất đi hiệu quả nếu dị ứng trở nên trầm trọng.
Phải làm gì nếu thuốc không có tác dụng và dị ứng ngày càng nặng hơn?
Tiêm phòng có hiệu quả cao trong việc giảm thiểu các triệu chứng dị ứng theo mùa như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa và sưng mắt.
Không ít người đã tìm đến phương pháp trị liệu miễn dịch dị nguyên khi dùng thuốc không đem lại hiệu quả rõ rệt. Quá trình tiêm phòng này sẽ đưa vào cơ thể một lượng nhỏ chất gây dị ứng, giúp cho hệ miễn dịch quen dần và hạn chế triệu chứng xảy ra trong tương lai. Theo Clifford W. Bassett, chuyên gia y khoa kiêm người điều hành Trung tâm Chăm sóc Dị ứng và Hen suyễn ở New York, đây là cách tốt nhất để giải quyết dị ứng vì chúng tác động trực tiếp tới cơ thể.
Tuy nhiên, thời gian là nhược điểm của phương pháp này. Bạn sẽ phải tiêm thuốc mỗi tuần một lần trong vòng 6-8 tháng, sau đó mỗi tháng một lần, kéo dài tối thiểu hai năm. Hơn nữa, sáu tháng đầu tiên có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu vì cơ thể chưa quen với thay đổi. Nói cách khác, nếu không muốn mắc dị ứng vào tháng 3, bạn sẽ phải tiêm từ tháng 9 năm ngoái. Dù vậy, nhiều người vẫn lựa chọn phương pháp này vì mang lại hiệu quả cao.
(Nguồn: Women'shealth)
Trí thức trẻ