MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa

21-11-2018 - 13:20 PM | Tài chính quốc tế

6 ví dụ cho thấy những công nghệ tiến bộ nhất trong ngành bán lẻ đều bùng nổ mạnh mẽ tại đất nước tỷ dân.

Internet bùng nổ muộn tại Trung Quốc, nhưng người dân Đại Lục thích nghi với cuộc sống mạng nhanh hơn ai hết. Việc bán hàng trực tuyến thu về hơn 1 nghìn tỉ USD nội trong năm 2017, cao nhất so với bất kì đâu trên thế giới. Hàng hóa tại đất nước tỉ dân có thể được giao đến tận cửa người mua trong chưa đến một giờ, hàng quán ven đường lại không thích nhận tiền mặt, thường hỏi ngay khách tới mua hàng rằng họ có ứng dụng thanh toán không.

So với thị trường Mỹ, Trung Quốc không có nhiều khu trung tâm thương mại hay các hệ thống cửa hàng lớn, mà người mua cũng chẳng đoái hoài gì tới các cửa hàng lộng lẫy: họ ra đường là để đi đây đi đó, để trải nghiệm chứ không phải để mua sắm. Trong thời đại cửa hàng chạy bằng điện vượt mặt cửa hàng xây bằng gạch, tập đoàn thương mại điện tử Alibaba – với nền tảng bán hàng online lớn nhất thế giới – bỏ ra 6 tỷ USD để mua lại chuỗi siêu thị lớn nhất Trung Quốc.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 1.

Vey-Sern Ling, chuyên gia phân tích xu hướng Internet tại Bloomberg, nhận định về mục tiêu của Alibaba: Họ muốn "kiểm soát càng nhiều dữ liệu người dùng càng tốt", bất kể khi họ mua sắm trực tuyến hay mua đồ tại cửa hiệu. Có được cửa hàng, họ sẽ mở rộng cơ sở dữ liệu 800 triệu người sử dụng Internet của mình: họ có thể chạm tới BẤT CỨ cá nhân nào trên đất Trung Quốc.

Cư dân Trung Quốc vừa ham muốn những thứ mới lạ mà vừa thích nghi rất nhanh với công nghệ mới, một "combo" hoàn hảo cho phép các nhà phát triển cho ra những sản phẩm mới mà không lo phần lớn dân cư bỡ ngỡ. Alibaba, Tencent và một số đông các startup tạo ra những công nghệ mới nhắp cải thiện trải nghiệm mua sắm của người dùng.

Đây là 6 thứ như thế, 6 thứ đáng nói nhất.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 2.
Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 3.

Có một nhà hàng tại Hàng Châu đang thử hệ thống Smile to Pay – Cười để trả tiền, vận hành dựa trên cơ sở dữ liệu của Ant Financial Services Group, đơn vị quản lý và phát triển thanh toán di động thuộc Alibaba. Yum China Holdings, công ty vận hành hơn 8.000 cửa hàng KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc cho chuỗi cửa hàng mới có tên KPRO, nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ và có điều kiện hơn. KPRO phục vụ đồ ăn lợi cho sức khỏe, bao gồm salad tươi và bánh mì Panini.

Camera tại quầy mua hàng sẽ dùng camera 3D quét khuôn mặt khách, thu thập thông tin sinh trắc và so sánh với cơ sở dữ liệu sẵn có của Ant. Khách hàng nhập thêm số điện thoại để tăng tính bảo mật. Đó là tất cả những gì khách hàng phải làm.

Trung Quốc vượt mặt bất kì quốc gia nào trong tiến trình cài đặt các thiết bị nhận dạng khuôn mặt và áp dụng hệ thống bảo mật sinh trắc học. "Vấn đề hiện tại chỉ là tăng độ chính xác cho công nghệ thôi", nhà phân tích Ling nói. "Và bên ngoài Đại Lục, vẫn nhiều người không sẵn sàng cho đi thông tin cá nhân của mình vì lý do bảo mật".

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 4.

Tại Chiết Giang, chuỗi nhà hàng Wufangzhai vắng đi hai chữ "tiểu nhị". Thực khách có đập bàn hô lớn đến mấy, cũng không có ai lại gần đon đả, chào mời khách bằng một thực đơn dài và ngon miệng.

Từ hồi đầu năm nay, tất cả tám nhà hàng Wu Fang Zhai đặt tại thành phố Hàng Châu đều sử dụng công nghệ mới của Alibaba, cho phép người tới dùng bữa đặt món qua ứng dụng điện thoại hoặc qua một màn hình chọn món tại cửa ra vào. Sau một thời gian ngồi đợi, họ sẽ nhận được thông báo trên điện thoại về số tủ chứa món mình vừa đặt. Thực khách nhận đồ ăn từ một cái tủ thông minh gắn liền với căn bếp.

Họ có thể lấy đồ uống từ một cái máy bán tự động trông chẳng khác gì cái tủ lạnh, mở bằng cách quét mã QR. Mỗi một thứ nước đều được gắn tag kiểm tra giá (sử dụng công nghệ đọc và xác minh tần số vô tuyến RFID), tiền sẽ tự động bị trừ vào tài khoản người mua. Đôi khi hệ thống hoạt động không hiệu quả lắm, khi cái tag tính tiền bị bung ra.

Có vẻ chẳng ảnh hưởng nhiều vì theo số liệu Wufanzhai cung cấp, tổng thu nhập của họ nửa đầu năm 2018 đã tăng 30% so với cùng kì năm ngoái, cùng lúc đó chi phí duy trì hoạt động nhân viên giảm xuống.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 5.

Đất Quảng Châu sản sinh ra một startup có tên BingoBox, sở hữu một mạng lưới 300 cửa hàng tạp hóa tự động. Mỗi cửa hàng là một loạt các tủ kính chất đủ loại hàng hóa, mỗi thứ đều được gắn tag RFID để tính tiền. Cũng giống như cái máy bán tự động của Wufangzhai, khách hàng mở tủ bằng cách quét mã QR.

Mang đồ ra quầy thanh toán, máy quét RFID sẽ định giá sản phẩm và cũng giống ví dụ nêu trên, mọi thứ đều được thanh toán qua ứng dụng di động. Ngoài cửa, một máy quét cả người cả đồ xác nhận khách hàng chỉ rời đi với những thứ họ mua được.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 6.

Tại Hàng Châu, có một cửa hàng thử nghiệm bán mỹ phẩm Hàn Quốc. Cửa hàng không thử nghiệm sản phẩm, mà thử nghiệm công nghệ mới do Alibaba lắp đặt. Có lẽ phần đông khách hàng cũng hiếu kì muốn xem cái gương "thần kì" hoạt động ra sao.

Tấm gương sử dụng công nghệ thực tế tăng cường, cho phép người mua hàng có thể thử trước khi bỏ tiền ra sở hữu sản phẩm. Họ sẽ cầm một chiếc "đũa phép" quét qua mặt và dựa trên những thông tin nó thu được (độ ẩm da, màu da, tàn nhang, …), nó sẽ đưa ra gợi ý cho khách hàng.

Khi bạn nhấc một món đồ ra khỏi kệ thông minh, thông tin sản phẩm sẽ ngay lập tức hiện lên tấm gương kì diệu để khách hàng cân nhắc.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 7.

Trong khoản này, có thể nói Trung Quốc đi trước thời đại, vượt xa những cá nhân có công việc tương tự tại các thị trường khác. Hàng ngàn những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng thành lập hãng thời trang hay hãng mỹ phẩm riêng, có những người đủ nổi tiếng để bán những món hàng xa xỉ - rượu vang thượng hạng hoặc xe ô tô – cho "fan" của mình.

Họ có thể làm vậy nhờ một loạt những nền tảng livestream, có thể chạm tới túi tiền của 398 triệu người (theo số liệu nghiên cứu của IiMedia). Trong số đó, có thể kể tới Little Red book, một trang mạng xã hội/bán hàng online có 100 triệu người sử dụng; Meipai, một nền tảng chia sẻ video có 152 triệu người theo dõi. Taobao thấy mảnh đất livestream quá màu mỡ, nên đã cho người bán hàng phát trực tiếp video trên nền tảng của mình từ đầu năm 2016.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 8.

Ví dụ về sự thành công của người nổi tiếng. Người mẫu Zhang Dayi chỉ trong 2 tiếng livestream đã bán được tới 2,9 triệu USD tiền hàng. Không giống như những cá nhân có tầm ảnh hưởng của các thị trường nước khác – được các hãng lớn thuê về để bán đồ, những siêu mẫu như Zhang hay nhiều người khác tự thiết kế và bán sản phẩm xoay quanh lối sống, phong cách của mình.

Muốn biết cửa hàng trong tương lai sẽ như thế nào? Cứ nhìn vào Trung Quốc đây, chẳng cần đi đâu xa - Ảnh 9.

Từ tháng Ba năm nay, việc mua sắm xe ở Quảng Châu bỗng trở nên nhẹ nhàng khác lạ. Thay vì đi từng showroom, liên hệ từng nhà bán lẻ để có mức giá hời nhất, người mua có thể lên mạng và đặt lịch đi thử xe. Cứ đúng hẹn, họ tới một cái máy bán xe tự động khổng lồ– được lắp đặt và thiết kế bởi Alibaba - để nhận xe đi thử.

Tòa nhà lớn này chứa được tối đa 30 cái xe, tới từ đủ hãng. Phí chạy thử xe trong 3 ngày chỉ vài trăm tệ (dưới 50 USD), phí đặt cọc bảo hiểm có thể lên tới vài ngàn tệ. Alibaba tuyên bố rằng họ đang lắp đặt thêm hơn chục "máy bán xe tự động" khác nữa tại các thành phố lớn khác của Trung Quốc.

Theo Dink - Thiết kế Tom

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên