Muốn biết một người sống có tốt hay không, hãy xem thái độ của anh ta đối với TIỀN!
Cách đáng tin nhất để bạn có được thứ bạn muốn là làm cho bạn xứng tầm với nó. Tiền sẽ chỉ đến khi bạn có thể cung cấp giá trị cho người khác. Mà cái gọi là "cung cấp giá trị", thực chất chính là khả năng kiếm tiền của bạn.
- 22-10-20217 mẹo tiết kiệm tiền 'thần sầu' của cánh đàn ông: Số 6 được khoa học khuyên áp dụng, mới nghe 'bật ngửa' nhưng ngẫm kỹ ai cũng phải gật gù
- 21-10-20213 kỹ năng người thông minh, nhạy bén ưu tiên nâng cấp khi nhàn rỗi: Mở rộng kênh kiếm tiền tài tình!
- 19-10-2021Qua nửa đời người, hoá ra tiền bạc chỉ là vật ngoài thân: Để cuộc sống thuận theo ý, nên tu chí rèn luyện 3 điều
Tiền bạc là thứ mà người trưởng thành thường quan tâm nhất, bởi vì cuộc sống của họ không thể tách rời thứ này. Thế nhưng kiếm được bao nhiêu tiền mới có được cảm giác an toàn và hạnh phúc?
Tùy vào cảm nhận khác nhau của mỗi người, mà có những câu trả lời khác nhau.
Một số người tuy có rất nhiều tiền, nhưng vẫn bị chi phối bởi cuộc sống hằng ngày. Ngược lại, có một số người tuy chẳng tiết kiệm được bao nhiêu, nhưng lại sống rất tự do tự tại.
Thế nên, không phải cứ có tiền nhiều mới cảm thấy hạnh phúc!
Là một trong những nhà đầu tư giàu có nhất thế giới, Charlie Munger đã hiểu mối quan hệ giữa con người và tiền bạc như thế nào?
Tôi từng nhớ ông ấy đã từng phát biểu một câu thế này tại lễ tốt nghiệp của Trường Luật Đại học Nam California:
"Cách đáng tin nhất để bạn có được thứ bạn muốn là làm cho bạn xứng tầm với nó."
Chúng ta có ước mơ, nhưng cũng phải có năng lực, nếu không cuộc sống sẽ chẳng thể như ý muốn được!
(01)
Nhà tâm lí học Wu Zhihong từng chia sẻ:
Trước đây, thành tích của ông ấy rất bình thường, chỉ đứng thứ 11 trong lớp. Nhưng bởi vì mong muốn bản thân có thể thi đậu Đại học Thiên Tân, ông đã miệt mài dành hết thời gian và sức lực cho môn hóa học, kết quả ông đã thực sự đứng đầu trong học kì sau đó.
Đang đà vươn lên, Zhihong nghĩ rằng: Nếu ông có thể cố gắng môn hóa học, thì những môn khác cũng có thể làm tốt. Mà nếu đạt điểm cao tất cả các môn, việc đậu Đại học Bắc Kinh hay Thanh Hoa là có thể xảy ra.
Bạn biết không?
Ông ấy đã thực sự làm được, không chỉ đậu vào Đại học Bắc Kinh, mà còn đậu với số điểm cao nhất trong năm đó.
Điều này cũng giống như quá trình kiếm tiền của nhiều người.
Thời gian đầu, tầm nhìn của chúng ta sẽ chỉ giới hạn trong hiện tại. Nếu cứ cố gắng đến cùng, và dần dần đặt ra những mục tiêu cao hơn, không ngừng nỗ lực để hoàn thành mục tiêu, thì tất nhiên con người sau của chúng ta sẽ ưu tú hơn quá khứ rất nhiều!
Tiền sẽ chỉ đến khi bạn có thể cung cấp giá trị cho người khác. Mà cái gọi là "cung cấp giá trị", thực chất chính là khả năng kiếm tiền của bạn.
(02)
Tôi có một người bạn, hoàn cảnh trung bình, học lực trung bình, lương cũng ở mức trung bình.
30 tuổi, khi bạn bè đồng trang lứa đã đủ đầy mọi thứ, cô ấy lại không có gì trong tay. Lúc đi xe bus về nhà, vô tình thấy người bạn của mình lái xe hơi chở con chạy ngang, cô ấy lại thấy chạnh lòng.
Cũng từ đó, cô ấy ý thức được rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc quản lý tiền bạc.
Khi chi tiêu cẩn trọng hơn, thì con số trong tài khoản cũng dần tăng lên. Cô ấy đã dùng số tiền tiết kiệm được đầu tư kinh doanh, từ từ cũng dành dụm được tiền mua xe hơi, đi du lịch đây đó,...
Các nhà tâm lý học đã phát hiện ra, thực chất nhiều người gặp khó khăn trong việc kiếm tiền là vì thường có ba suy nghĩ sai lầm sau:
Thứ nhất: Nghĩ rằng kiếm nhiều tiền thì phải làm nhiều công việc khó khăn.
Thứ hai: Nghĩ rằng chỉ có làm những nghề xấu xa mới có nhiều tiền.
Thứ ba: Nghĩ rằng đầu tư kiếm tiền tương đương với rước về rủi ro, sẽ phải chịu áp lực rất lớn.
Thực tế, tiền bạc đứng trung lập, nó không mang màu sắc tiêu cực hay tích cực, chỉ là do chúng ta trải nghiệm vấn đề khác nhau, nên để lại cho nó những đánh giá khác nhau mà thôi.
(03)
Có một đôi vợ chồng trẻ nọ, người chồng làm quản lý tài chính cho một công ty tư nhân, vì thế lúc nào ra đường cũng ăn mặc chỉnh tề, chững chạc và tự tin.
Người vợ chỉ ở nhà lo công việc bếp núc, nội trợ, nên ăn mặc rất giản dị. Nhiều lần người chồng từng đề nghị đưa vợ đi mua sắm thêm đồ đạc mới. Nhưng người vợ lại từ chối vì nghĩ rằng làm như vậy rất tốn kém.
Người vợ rất tốt, nhưng cũng chính vì sự tiết kiệm này, lại chính cô ấy tự gây ra tâm lý tự ti cho bản thân.
Thấy bạn bè đồng trang lứa quần áo sang trọng, cô ấy dần ngại tham gia vào các cuộc họp mặt. Nhưng cô ấy lại không dám thay đổi vì sợ tốn tiền.
Trang phục, vẻ ngoài cũng là thứ góp phần tạo nên thành công và cuộc sống hạnh phúc cho một người.
Bạn xứng đáng có được những thứ tốt hơn nữa, miễn là bạn đừng bao giờ từ bỏ cố gắng, từ bỏ cuộc sống này.
Thế nên, đầu tư cho bản thân không có gì là đáng xấu hổ, đó không phải là việc làm lãng phí.
(weixin)
Doanh nghiệp và tiếp thị